Ông Song Jae Ho, Tổng giám đốc TCM cho biết, nếu loại trừ lợi nhuận từ chuyển nhượng nhà máy tại Trảng Bàng năm 2024, thì mục tiêu lợi nhuận năm 2025 đã tăng trưởng 24% so với năm 2024. Riêng quý I/2025, Thành Công ghi nhận doanh thu tăng 8% và lợi nhuận tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Giải đáp câu hỏi từ cổ đông về phản ứng của khách hàng TCM khi Mỹ tuyên bố áp thuế 46% với Việt Nam, ông Song Jae Ho thông tin, sau khi phát sinh vấn đề thuế ngày 02/04, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng có hành động để đàm phán với Chính phủ Mỹ nên tình hình sau đó được lắng xuống. Khách hàng của Thành Công cũng không hoãn hay huỷ đơn hàng trước đó. Tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không có sự biến động nhiều, song thị trường châu Âu vẫn còn khó khăn khi Công ty đẩy mạnh tăng thị phần.
Riêng thị trường Mỹ ,TCM có 30% sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường này trong năm 2024, so với các doanh nghiệp dệt may khác, thị trường Mỹ của Thành Công thấp hơn và có mức độ an toàn nhất định. Để đối phó với thuế quan, Công ty đang hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Hàn, mở rộng ở châu Âu, Canada.
“Thành Công có quy trình sản xuất khép kín, nguyên liệu chính của TCM là sợi và Công ty có khả năng tự chủ, đây là lợi thế của Thành Công so với các doanh nghiệp khác”, ông Song Jea Ho nói và cho biết thêm, vấn đề chi phí của Việt Nam ngày càng tăng, nên TCM không thể dựa vào yếu tố lao động giá rẻ như các năm trước. Muốn tiếp tục tăng tăng trưởng, TCM chỉ có cách là tập trung các sản phẩm mang tính giá trị hơn và các hoạt động R&D. Bên cạnh đó là chuyển đổi số nhanh hơn bằng cách sử dụng các công nghệ mới, nhanh hơn, thông minh hơn để tạo ra lợi thế cạnh tranh cao hơn trong các năm tiếp theo.
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT TCM nhấn mạnh thêm, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung trong 90 ngày nhận đơn hàng nhiều hơn để sản xuất sớm hơn.
Đặc biệt, tại đại hội, Tổng giám đốc TCM cũng đề cập đến vấn đề giá cổ phiếu TCM hiện nay.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Theo ông Song Jae Ho, giá cổ phiếu TCM đang không tốt, không chỉ chịu tác động từ bối cảnh kinh tế vĩ mô, mà so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì giá cổ phiếu TCM hiện không thực sự hấp dẫn. Dù không thể can thiệp trực tiếp vào biến động giá cổ phiếu trên thị trường, nhưng TCM sẽ nỗ lực cải thiện thông qua các giải pháp nội tại.
Thứ nhất, Công ty sẽ tập trung thực hiện đúng kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đề ra. Khi lợi nhuận tăng trưởng ổn định, đây sẽ là cơ sở hỗ trợ cho đà tăng của cổ phiếu trong tương lai.
Thứ hai, Thành Công sẽ xem xét khả năng tăng chi trả cổ tức bằng tiền mặt, nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông.
Thứ ba, doanh nghiệp cho biết sẽ đẩy mạnh các hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) để nâng cao hình ảnh và thương hiệu Thành Công trong mắt công chúng và nhà đầu tư.
“TCM đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp dệt may có hiệu suất hoạt động hàng đầu thị trường, từ đó tăng giá trị cho cổ phiếu TCM”, ông Song Jae Ho nói.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Chia sẻ với phóng viên bên lề đại hội, ông Trần Như Tùng cho biết, những kết quả thu được từ dự án TC Tower cũng sẽ là động lực tăng trưởng cổ phiếu TCM trong tương lai.
Dự án đã bị trì hoãn gần 10 năm nhưng vừa qua đã có tiến triển khi hợp tác với nhà phát triển bất động sản DBFS. TC Tower sẽ là mảng kinh doanh mang lại động lực tăng trưởng lớn cho Thành Công trong tương lai. Do đó, việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác nhằm sớm hoàn tất thủ tục xin chủ trương đầu tư và giấy phép là mục tiêu quan trọng của Công ty.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được cấp phép xây dựng vào quý I/2026, bắt đầu triển khai bán hàng từ quý III/2026 và bàn giao nhà vào quý I/2028. Tổng doanh thu toàn dự án dự kiến đạt 2.813 tỷ đồng, lợi nhuận thu về của chủ đầu tư dự kiến đạt 1.106 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số dự phóng tối thiếu do được đưa ra từ trước khi bảng giá đất của TP.HCM được áp dụng.
Cổ đông cũng đặt câu hỏi, TCM có tiếp tục duy trì chính sách trả sau để hỗ trợ khách hàng? Các khoản phải thu đang tăng có ảnh hưởng dòng tiền?
Bà Nguyễn Minh Hảo, Thành viên HĐQT TCM giải đáp, Công ty có nhiều phương thức để bán hàng và thanh toán. Với khách hàng trả sau, TCM cần đánh giá khách hàng dựa trên thông tin nội bộ hoặc tổ chức tài chính – bên thứ 3 cung cấp để xác định. Về khoản phải thu tăng, trước mắt dòng tiền Công ty vẫn đảm bảo để hoạt động, khoản phải thu này hy vọng thu và giảm dần trong quý II/2025.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, năm 2024, vào ngày 04/04 vừa qua, Công ty đã thanh toán cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%. Tại đại hội, Công ty tiếp tục thông qua kế hoạch thanh toán 10% bằng cổ phiếu từ nguồn vốn quỹ đầu tư phát triển. Năm 2025, Công ty dự kiến tỷ lệ cổ tức là 15% theo hình thức tiền mặt và/hoặc cổ phiếu tuỳ theo tình hình thực hiện kinh doanh năm 2025.
Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình được thông qua.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dhcd-det-may-thanh-cong-tcm-loi-nhuan-toi-thieu-cua-tc-tower-la-1106-ty-dong-post367720.html