Hội nghị đầu tư quốc tế Techcombank 2025: Cơ hội đầu tư trong kỷ nguyên mới

Hội nghị đầu tư quốc tế Techcombank 2025: Cơ hội đầu tư trong kỷ nguyên mới 

Sáng ngày 09/07/2025, Techcombank Investment Summit 2025 (Hội nghị Đầu tư Techcombank 2025) với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị” được tổ chức tại khách sạn JW Marriott Hanoi. Sự kiện có sự góp mặt của các lãnh đạo cấp cao Chính phủ, chuyên gia kinh tế – tài chính hàng đầu, đại diện các quỹ đầu tư lớn, cùng hơn 500 khách mời là lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tiến sĩ Jens Lotter – CEO Techcombank chào mừng các đối tác, khách hàng và khách mời tham dự. “Việt Nam đang ở giai đoạn đặc biệt khi bước vào kỷ nguyên mới, chúng ta cần có sự phát triển ở các khu vực mới, cần giải quyết vấn đề ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Techcombank, chúng tôi không chỉ cung cấp các giải pháp về vốn, chúng tôi còn đóng góp xây dựng, phát triển hạ tầng số hóa cho khách hàng. Với tâm thế như vậy, chúng tôi rất hân hạnh mời quý vị, khách mời, nhà đầu tư tham dự hội nghị cùng nhau trao đổi, thảo luận, truyền cảm hứng và cùng nhau mang lại giá trị cho mỗi chúng ta để có thể đóng góp cho nền kinh tế và sự phát triển của Việt Nam trong các năm tiếp theo.

Hi vọng với Hội nghị hôm nay sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia”.

Tiến sĩ Jens Lotter – CEO Techcombank

Làm thế nào để TCBS liên tục linh động và tạo ra giá trị dành cho các nhà đầu tư?

Theo ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch TCBS, từ một cái vị trí rất là khiêm tốn ở trên bản đồ thế giới thì hiện giờ Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình hơn. Đặc biệt là khi nhìn thấy chỉ số GDP trên đầu người hay là về bảng quản lý gia sản, điều này có nghĩa là người Việt đang ngày càng trở nên giàu có hơn. Còn nhìn vào số lượng khách hàng thuộc nhóm là khá giả, chúng ta thấy rằng họ chiếm đến 20% dân số nhưng lại nắm giữ đến 80% tổng tài sản. Số lượng của khách hàng giàu có còn đang mở rộng hơn nữa.

Điều này có hai ý nghĩa. Thứ nhất, nhu cầu dành cho công nghệ cũng như là AI sẽ cần phải được phát triển hơn nữa. Bởi vì không thể chỉ sử dụng sức người để phục vụ khách hàng mà sẽ cần có công nghệ và AI để phục vụ số lượng khách hàng đang ngày càng lớn mạnh.

Thứ hai, cần có những công nghệ để có thể phân bổ tài sản một cách thông minh và tối ưu hóa hơn. Hiện tại, không chỉ là những sản phẩm rất cơ bản như tiền gửi tiết kiệm mà sẽ hướng đến việc đa dạng hóa tài sản hơn nữa, từ cổ phiếu, trái phiếu đến các sản phẩm đầu tư khác.

Là một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Techcom Securities có thể liên tục linh động và tạo ra giá trị dành cho các nhà đầu tư? Và lựa chọn mang tính chiến lược của TCBS đó là cần phải dẫn đầu và tiên phong trong việc đổi mới và sáng tạo. Chúng tôi luôn muốn bản thân mình là một người đi đầu, dẫn đầu xu hướng trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

TCBS còn tập trung vào các tính năng, ví dụ như iCopy – một tính năng cho phép sao chép những giao dịch từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chúng tôi tập trung vào việc xây dựng các nền tảng hay iConnect để tạo ra một sự trợ giúp kết nối các nhà đầu tư với nhau, đặc biệt là trong giao dịch trái phiếu. Đồng thời, TCBS cũng có Fund Mart, một siêu thị để nhà đầu tư có thể lựa chọn các sản phẩm về quỹ.

TCBS muốn là có thể tiên phong trong lĩnh vực như crypto hay về mã hóa tài sản mã hóa. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ còn liên tục xây dựng những nền tảng để phát triển nhu cầu trong cho vay ngang hàng (P2P Lending) hay gọi vốn cộng đồng.

Nhưng mà tất cả điều đó thì vẫn là chưa đủ, bởi vì rõ ràng là việc thiết kế ra một sản phẩm hoàn toàn có thể bị sao chép bởi các công ty khác. Đó chính là lý do vì sao mà TCBS liên tục thay đổi chính bản thân cũng như mô hình kinh doanh. Chúng tôi xây dựng điều này dựa trên những trụ cột chính, và trong vòng 8 năm vừa qua cũng đã liên tục xây dựng và phát triển dựa trên các trụ cột này:

Thứ nhất, về nhân tài. TCBS liên tục muốn trau dồi năng lực dành cho nhân tài. Chúng tôi theo đuổi một chiến lược mới dành cho mảng dữ liệu, AI và công nghệ và muốn hướng tới một nhân tài có thể đa dạng, đa nhiệm, tức là có chuyên môn trong về tài chính, công nghệ cũng như về dữ liệu.

Công ty thậm chí còn đang áp dụng mô hình tập trung dành cho các mô hình vận hành, trong đó yêu cầu các nhân viên từ các phòng, các bộ cấp khác nhau phải phối hợp và làm việc cùng nhau.

Thứ hai, về công nghệ. Trong hành trình 8 năm vừa qua, TCBS không chỉ muốn có được công nghệ mà phải thực sự sở hữu được các công nghệ đó. Khi thấy công nghệ mới có thể áp dụng trong kinh doanh, chúng tôi muốn học từ các công nghệ đó và sau đó tự phát triển những ứng dụng, nền tảng cũng như các công nghệ riêng dành cho TCBS.

Thứ ba, về dữ liệu và AI. Robo Advisor là cách có thể xác định và đánh giá được dòng đời của một người khách hàng, từ khi họ bắt đầu có tài sản đến khi họ phân bổ tài sản, mua ô tô, nhà cửa, và lập kế hoạch cho hoạt động đầu tư và nắm giữ tài sản của khách hàng.

Câu chuyện về dữ liệu, chúng tôi muốn không chỉ có được các công nghệ đó mà còn muốn học và có thể biến những dữ liệu hay nền tảng AI đó thành của chính TCBS.

Ví dụ, TCBS có các sáng kiến như hồ dữ liệu (data lake), dữ liệu nền tảng, hay công nghệ AI tạo sinh, các công cụ học máy (machine learning).

Tất cả những sự đầu tư này cũng đã giúp TCBS gặt hái được những thành tựu rất đáng mừng. Số lượng khách hàng sử dụng nền tảng TCBS đã tăng khoảng 50% trong khoảng thời gian 8 năm vừa qua. Mỗi năm, TCBS tăng khoảng 40% lợi nhuận và năng suất cũng tăng đáng kể. Lợi nhuận trên mỗi nhân viên đem lại cho TCBS tăng và cao hơn gấp năm lần so với những nhân viên của công ty đối thủ. Và ở đây, chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự ghi nhận cũng như giải thưởng về mảng quản lý gia sản cũng như mảng công nghệ.

Ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch TCBS

Techcombank và hệ sinh thái: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước

Ông Jens Lottner – TGĐ Techcombank cho biết, những năm qua, GDP tăng trưởng khoảng 7-8%, nhưng sẽ cần vượt trội hơn nữa. Các yếu tố về vĩ mô, vi mô, thì trong 10-20 năm tới, với sự phát triển của nền dân số trẻ, thì nếu không làm bây giờ, cơ hội sẽ trôi qua.

Như vậy, tức là sẽ phải cải thiện năng suất lao động hơn nữa. Dù Việt Nam đang làm tốt, nhưng so với Trung Quốc thì vẫn còn thiếu sót. Lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế đang rất cao, và nếu là nhóm trong độ tuổi lao động thì còn nhiều hơn nữa. Nhưng như vậy thì làm sao để tăng năng suất? Đây là chủ đề cần thảo luận, vì đòi hỏi tái cấu trúc mạnh, đầu tư nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực công nghệ cao như AI, linh kiện. Đây là những lĩnh vực mang lại doanh thu lớn cho Việt Nam.

Trong thời gian tiếp theo, xu hướng, hành vi tiêu dùng là gì. Việt Nam định hướng là quốc gia xuất khẩu lớn. Khi nhìn vào chi phí trong một hộ gia đình, dường như đang đi ngang. Vậy nếu muốn thành công trong hoạt động xuất nhập khẩu, cần học hỏi các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hoạt động xuất nhập khẩu hiện phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu nội địa. Hoạt động đô thị hóa cũng sẽ thúc đẩy chi phí người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung, cần phải cải thiện mảng xuất nhập khẩu, và nó sẽ dựa vào tiêu dùng trong nước.

Việt Nam cần thực hiện các chuyển đổi nhiều hơn nữa, với các nghị quyết nhấn mạnh phát triển AI, công nghệ, kinh tế tư nhân. Trong quá khứ, kinh tế Việt Nam dựa vào các doanh nghiệp quốc doanh nhưng giờ đã thay đổi hướng đến kinh tế tư nhân.

Câu hỏi là chúng ta cần làm gì? Từ tham vọng đến hiện thực là con đường rất dài. Đầu tiên là cần tạo ra, hình thành dòng vốn, vì chúng ta có nhu cầu vốn tới 1.1 – 1.2 ngàn tỷ USD. Các khoản chi phí cần thực sự được tính toán.

Chúng ta cần khoảng 400 tỷ USD để thực hiện sự thay đổi, tôi đang nói đến trung tâm dữ liệu, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất.

Khi bắt đầu chuyển dịch sang các lĩnh vực kinh tế giá trị cao, chắc chắn phải hoà nhập nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 1 đôi giày ở trên giá, nhưng 1 con chip bán dẫn thì còn được vận chuyển khắp thế giới. Như vậy, để đầu tư phải đi theo góc độ bền vững hơn nữa để tạo thành lợi nhuận.

Có vốn rồi, thì có kinh nghiệm và có nền tảng thực hiện nó không? Đó là khoảng cách về đầu tư. Nhìn vào thị trường vốn và các khoản vay ngân hàng, đây là điểm cần lưu tâm, vì mở rộng bảng cân đối của ngân hàng chưa thực sự là mở rộng đầu tư. Chúng ta cần các thị trường khác như trái phiếu, crypto, hay sự tham gia của IFC… Nếu có sự hỗ trợ, dòng vốn sẽ còn phát triển hơn nữa.

Ông Jens Lottner – TGĐ Techcombank.

Về lĩnh vực kinh tế tư nhân, nếu đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới, sẽ đẩy nền kinh tế lên rất mạnh. Chúng ta phải tăng số lượng lao động trong lĩnh vực tư nhân. Việc xây dựng lĩnh vực tư nhân phải tốn 30-35 năm, vậy muốn đẩy nhanh lên chỉ 3-5 năm thôi thì sao? Đó là để tâm đến vốn hóa, tăng năng suất, nếu không GDP không thể đạt đủ.

Người tiêu dùng sẽ luôn dùng dịch vụ tài chính tiêu dùng. Số GDP đầu người hiện đang đạt khoảng 6,000 – 7,500 USD. Cần đầu tư vào nhiều lĩnh vực như giáo dục, bất động sản. Việt Nam vì thế có tham vọng rất rõ ràng, phải đảm bảo những gì đang thực hiện phải làm 1 cách triệt để.

Cách tư duy hiện tại sẽ khác quá khứ. Có 4 phần cần tập trung để thúc đẩy tăng trưởng để trở thành đối tác đáng tin cậy với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm sao để họ cùng tăng trưởng? Ngoài ra, phải nghĩ đến các dịch vụ quản lý gia sản, chăm sóc sức khỏe. Và cuối cùng, làm sao để tích hợp dịch vụ tài chính và phi tài chính vào cuộc sống hàng ngày?

Hiện tại, rõ ràng không thể thực hiện mục tiêu này với chỉ mình Techcombank, mà phải tiếp cận theo hệ sinh thái. Techcombank có hệ sinh thái để làm điều này, và chúng tôi sẽ sử dụng nó để cung cấp sản phẩm đến từng phân khúc phù hợp. Ở thời điểm thích hợp, sẽ cần chuyển giao công nghệ đang có cho khách hàng.

Chúng tôi có One Mount, đây là công ty dẫn đầu về công nghệ và nền tảng dữ liệu, giúp TCB tiếp cận với phân khúc khách hàng phù hợp. Chúng tôi mong muốn khách hàng được đáp ứng các nhu cầu của mình.

Một số nghiên cứu của TCB còn có nhà nghỉ dưỡng cho người hưu trí, và chúng tôi có Masterise – công ty hàng đầu về bất động sản và dự án.

Chúng tôi muốn thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam với mục tiêu phát triển hệ sinh thái cấp vốn hàng đầu. TCB cũng tập trung vào tín dụng xanh. Chúng tôi sẽ cần các cơ chế phân phối khác nhau và cần các pháp nhân khác nhau để nắm giữ các tài sản mà mình đang sở hữu. Vốn dài hạn không phải là cái gì đó quá dễ dàng để sở hữu. Để làm được điều này thì cần hệ sinh thái. Ví dụ như One Mount. Khi chúng ta cần phải tích hợp vào hạ tầng thì cần phải có nhiều hệ thống giao dịch được tích hợp. Vậy thì One Mount sẽ là người cung cấp cho TCB các nền tảng dịch vụ. Hay ví dụ, Masterie có thể đóng vai trò quan trọng là chủ thầu.

Một điều mà TCB tập trung là làm sao để doanh nghiệp SME và tiểu thương tiếp cận nguồn vốn. Trong 12 tháng gần đây, chúng tôi đã nghiên cứu AI và phát triển các mô hình dữ liệu. Và ở thời điểm hiện tại, chúng tôi có thể cấp vốn cho 500 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể cấp vốn thông qua bảng cân đối nhưng sẽ tìm ra các giải pháp khác để khách hàng có thể tiếp cận.

TCB có 16 triệu khách hàng và liệu có thể cung cấp vốn cho tất cả 16 triệu khách hàng này? One Mount là nhân tố chủ đạo có thể phát triển để khách hàng có thể tiếp cận với tất cả. Khi chúng ta tạo ra tài sản thì cần ngân hàng để làm điều gì đó với khối tài sản đó. Ngân hàng không thể đầy đủ các nhân sự quản lý tài sản. Vì vậy cần tận dụng công nghệ AI.

Khoảng 1/3 dân số đang sử dụng tiền ảo và tài sản số. Chính phủ đang phát triển khung pháp lý cho tài sản số và ứng dụng AI để quản lý tài sản số. One Mount cũng đưa ra công nghệ để quản lý tài sản khác hàng.

Đối với khách hàng tới độ tuổi hưu trí, chúng tôi có sản phẩm nhà hưu trí, nhà dưỡng lão.

Cuối cùng là tích hợp tất cả các dịch vụ tài chính để khách hàng có thể sử dụng dễ dàng, giải quyết tất cả các vấn đề khách hàng gặp phải. TCB có vị thế để đạt được các mục tiêu đặt ra.

Hiện tại, TCB là nhà tài trợ vốn dẫn đầu và dẫn đầu phân phối ở thị trường nợ và thị trường vốn. Chúng tôi có nền tảng công nghệ để đạt được mục tiêu. Chúng ta hãy cùng làm với nhau để khiến Việt Nam tuyệt vời hơn. 

Thảo luận:

Để phát triển ra sản phẩm và sử dụng công nghệ nhiều hơn, TCBS nhìn thấy những cơ hội nào?

Ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch TCBS: Sản phẩm có nhiều loại mới, sẽ được giới thiệu ra trên thị trường, cũng là cơ hội kinh doanh. Không chỉ có crypto, mà còn có nhiều sản phẩm thông dụng khác tại châu Á mà Việt Nam chưa có, như chứng khoán hóa các khoản vay.

Ngoài ra, là sử dụng AI để cá nhân hóa.

Ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch TCBS.

Có chính sách nào để hỗ trợ xây dựng, phát triển hạ tầng cho lĩnh vực công nghệ số và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo?

Ông Phạm Minh Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc Gia (TTDLQG): TTDLQG đang gấp rút xây dựng các giai đoạn còn lại. Trung tâm được định danh để phục vụ công tác thủ tục hành chính quốc gia trên môi trường điện tử. Thứ hai là kiến tạo nền tảng để phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại, theo yêu cầu, TTDLQG đáp ứng tất cả tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới. với trung tâm này chúng ta sẽ khẳng định được chủ quyền số quốc gia.

Hành lang pháp lý với dữ liệu rất mới. Chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện cơ bản hành lang pháp lý. Chúng tôi đang tham mưu ban hành 3 nghị định và 1 quyết định của Chính phủ liên quan tới dữ liệu cốt lõi. Chúng tôi đang tham mưu ban hành chiến lược dữ liệu quốc gia. Đi vào cụ thể rất thách thức và chưa có tiền lệ. Rất nhiều quốc gia ban hành quy định cụ thể với quá trình không dễ, tốn nhiều thời gian và gặp vướng mắc khi triển khai. Trên quan điểm không có gì là khó, chúng tôi đang cố gắng để hoàn thiện với mong muốn là có khung pháp lý cơ bản.

Một số nội dung cơ bản mang tính định hướng như sau. TTDLQG sẽ hình thành kho dữ liệu mở của quốc gia. Từ đó mong muốn ngoài việc phục vụ hành chính công thì người dân, doanh nghiệp tổ chức quốc tế, trong nước có thể khai thác, làm giàu kho dữ liệu. Kết nối cộng đồng doanh nghiệp, người dân để làm giàu kho dữ liệu nhanh nhất. Từ đó, phát triển các tiện ích dữ liệu để phục vụ nhu cầu xã hội.

Ở chiều ngược lại, trên cơ sở tương tác của người dân và các tổ chức với trung tâm thì chúng ta có thể nhận ra xu hướng vận động của nền kinh tế số để đưa chỉ đạo điều hành hợp lý. Chúng tôi mong muốn tạo ra không gian để doanh nghiệp phát triển.

Làm sao các doanh nghiệp hợp tác với chúng tôi? Vừa rồi, Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách hợp tác công tư trong phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số. TTDLQG có ra mắt trung tâm cho phép cộng đồng doanh nghiệp kết nối cơ sở dữ liệu với kho dữ liệu quốc gia. Chúng tôi rất mong mỏi sự tương tác rộng khắp.

Chúng tôi đang thực hiện một số nền tảng như sàn giao dịch dữ liệu quốc gia, chuỗi khối quốc gia… Khi đã hoàn thành nền tảng chuỗi khối quốc gia thì có thể kết nối tham gia rộng khắp. Nền tảng đó đảm bảo an ninh an toàn và chủ quyền số, đảm bảo minh bạch.

Theo tư duy của trung tâm dữ liệu quốc gia, các doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu tại TTDLQG với sự bảo hộ của Nhà nước.

Sắp tới, sau khi TTDLQCG đi vào vận hành chúng tôi sẽ triển khai sàn giao dịch dữ liệu. Doanh nghiệp có thể chia sẻ dữ liệu mình có và nhận lại dữ liệu mình cần. 

Ông Phạm Minh Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc Gia (cầm mic)

Chia sẻ về những cơ hội ở Việt Nam mà chúng ta có thể tận dụng với tài sản số? Hợp tác liên ngành giữa các lĩnh vực để có thể khai mở tiềm năng phát triển kinh tế tốt hơn?

Ông Phan Đức Trung – Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam: Thời điểm thấp, Việt Nam cũng có 17 triệu người nắm giữ tài sản số. Trên toàn cầu thì tỷ lệ chỉ khoảng 5 – 6.5% dân số. Việt Nam từ 17 – 20%. Dòng vốn từ Việt Nam vào crypto vào khoảng 100 tỷ USD. Việt Nam ở top đầu và tạo ra một nền kinh tế ở vùng xám.

Trong thời gian dài, chúng ta hay gọi đó là tiền ảo, tài sản ảo. Các nước đã ban hành luật với các mạng hạ tầng blockchain rất lớn. Chẳng hạn khu vực Trung Quốc hoàn toàn không cấm crypto và có xây dựng hạ tầng. Đấy là khu vực đổi mới sáng tạo, quan chức ở UBCK, NHNN đều nói về các khái niệm mới nhất như stablecoin và có quy định từ sớm. Trong khi ở Mỹ mới ra luật về stablecoin gần đây.

Việt Nam đi sau nhưng bị khai thác rất nhiều ở thị trường crypto. Theo số liệu thì 80% giao dịch ở Binance. Ở các bước đi sau chúng ta không khuyến kích một cái không kiểm soát mà là quản lý, tổ chức lại thị trường huy động vốn, không còn nhỏ lẻ ở đội nhóm kín mà được luật Dân sự, luật Hình sự bảo vệ. Chính phủ thúc đẩy thị trường số hóa, token hóa sẽ tạo kênh huy động vốn mới.

Khi đi sau chúng ta có thể thua thiệt về thị trường nhưng có thể học hỏi. Quá trình đổi mới sáng tạo không chỉ là khuyến khích ở doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp mà còn ở các doanh nghiệp lớn thì lúc đó sẽ có tác động rất lớn với nền kinh tế.

Chúng ta đang nói nhiều về yếu tố kiến tạo, Việt Nam được ghi nhận như trung tâm Fintech mới nổi. Việt Nam đang có tệp khách hàng thiện chiến về công nghệ và hiện đại. Liệu Chính phủ và ngân hàng như TCB đang thúc đẩy tăng trưởng như thế nào? Hiệp hội đang suy nghĩ thế nào về Blockchain và làm sao để Việt Nam trở thành trung tâm về wealthtech trong khu vực?

Ông Phan Đức Trung – Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam: Chính phủ cuối năm 2024 đã có chỉ đạo trong đó blockchain được định nghĩa là công nghệ để đưa quốc gia tăng trưởng, là công nghệ thứ 3. 1 trong 3 tài sản khuyến cáo là tài sản số. TCBTCBS tham gia mảng nghiên cứu này rất sớm. TCBSTCB là tổ chức tham gia sáng lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Thời điểm đó, tôi đã gặp anh Minh (Chủ tịch TCBS) và được chia sẻ về việc tự xây dựng blockchain riêng để token hóa trái phiếu. Lúc đó TCBS là công ty chứng khoán với định hướng Fintech, hiện tại là khẳng định là đơn vị có thị phần sản phẩm số. Nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia thị trường không quá phức tạp đọc báo cáo tài chính và hạn chế rủi ro. Hiện tại Việt Nam có 95% tài khoản là cá nhân nên phù hợp với TCBS đang định hướng.

Thị trường blockchain đang trong giai đoạn Trump 2.0. Ông nói là muốn biến Mỹ thành trung tâm crypto toàn cầu. Luật công nghiệp công nghệ số đang được soạn thảo. Tính thực thi áp dụng vào 1/1/2026. Song song đó, chúng ta đang chờ các thay đổi quan trọng như sàn giao dịch thí điểm tài sản số. Sàn này sẽ thể hiện tính thử nghiệm chỉ không ở trong các mô hình mà còn ở trong huy động vốn, là ứng dụng quan trọng nhất của blockchain.

Hôm nay, các đơn vị cũng có nhiều hạ tầng để thúc đẩy blockchain. Hạ tầng cơ sở dữ liệu phân tán sẽ hỗ trợ cơ sở dữ liệu tập trung. Hiện nay với sự hợp lực và đổi mới sáng tạo thì không chỉ ở các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp mà ở các doanh nghiệp lớn cũng đổi mới sáng tạo để thay đổi và tiếp cận với các khu vực nhỏ lẻ và mang tính tiếp cận cao hơn.

Ông Phan Đức Trung – Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam.

Sắp tới sẽ có luật Chuyển đổi số

Khi nói về nền kinh tế số, ứng dụng cần nhiều hơn và sáng tạo nhiều hơn nữa. Từ góc nhìn từ Chính phủ, đâu là chính sách và quy định để định hình phát triển kinh tế số, đâu là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Khắc Lịch – Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin, Bộ KH&CN: Hiện tại, Chính phủ đang có góc nhìn đầu tiên là theo chiến lược quốc gia – phát triển kinh tế 2 chữ số. Để phát triển như vậy, thì phải mở ra không gian mới là không gian số, công nghệ, thiết bị số.

Về phía Chính phủ, chúng tôi khuyến khích đổi mới sáng tạo bằng quy định pháp luật. Chúng tôi có 10 cái luật được hoàn thiện, phải bảo vệ dữ liệu cá nhân, ra luật thúc đẩy phát triển Việt Nam thành trung tâm công nghệ số thế giới.

Thứ 2 là những chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo của startup. Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS), doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số, tức chính quyền địa phương có thể hỗ trợ kinh phí cho họ. Phải hỗ trợ mới có không gian mới, từ đây có tăng trưởng.

Chúng tôi coi các luật như CNCNS là bệ phóng kinh tế số. Với 21 triệu người sở hữu crypto, giao dịch mỗi năm cỡ 100 tỷ USD, thì đây thực sự là 1 bệ phóng.

Hành lang pháp lý có rất nhiều luật. Sắp tới sẽ có luật Chuyển đổi số: khâu nối lại tất cả các luật và các phần thiếu, tạo thành hệ sinh thái pháp lý hoàn chỉnh về kinh tế số và không gian số.

Quá trình xây dựng luật đều tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Luật chuyển đổi số chỉ trong năm nay là xong, tới tháng 10 là 4-9 luật.

Chia sẻ về xu hướng mang tính thay đổi từ góc nhìn Chính phủ? Làm sao để xây dựng quản lý gia sản tốt hơn tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Khắc Lịch – Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin, Bộ KH&CN: Tài sản số là 1 không gian dạng “thực sao – số vậy”, nghĩa là rất lớn.

Tài sản số đã được Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số, lần đầu tiên tài sản số được công nhận, được bảo vệ như tài sản thực. Hiện tại ở Việt Nam, có khoảng 21 triệu người đang đầu tư vào crypto. Và mục tiêu của Luật là đưa 21 triệu người này ra khỏi vùng xám pháp lý.

Ở góc độ Chính phủ, có 3 xu hướng về tài sản. Thứ nhất là cá nhân hóa AI và Big Data. Tổng Bí thư Tô Lâm nói dữ liệu là một tư liệu sản xuất mới, còn AI là phương thức sản xuất mới. Từ đây có thể phân tích được khách hàng, xem được nhu cầu của khách hàng.

Một xu thế của công nghệ là robot adviser (robot tư vấn). Với AI và Bigdata, nhà đầu tư được minh bạch hóa, theo nhu cầu từng cá nhân.

Thứ 2 là tài sản số theo ứng dụng blockchain, hay token hóa tài sản. Bất kỳ tài sản nào cũng token hóa được.

Thứ 3 là xu thế giao dịch đầu tư không biên giới – quan trọng với công nghệ số và tài sản số. TCBS đang có khoảng 1 triệu nhà đầu tư. Tài sản số là không biên giới, thì TCBS có thể nghĩ mình không chỉ kinh doanh trên 100 triệu người, mà là 8 tỷ người toàn cầu. 

Ông Nguyễn Khắc Lịch – Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin.

Khi nói đến đổi mới sáng tạo tại TCBS, có xu hướng thay đổi công nghệ tại Việt Nam như thế nào? Xu hướng số nào tạo ra sự khác biệt trong mảng quản lý gia sản?

Ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch TCBS: Có một số xu hướng mới về công nghệ sẽ tác động mạnh đến quản lý gia sản tại Việt Nam và thế giới. Hiện có xu hướng mới là dân chủ hóa trong đầu tư. Có những thứ dành cho tổ chức, giờ dành cho bán lẻ và nhà đầu tư. Nghĩa là phải có một sự chuẩn bị rất lớn cho nhà đầu tư.

Với sự chấp nhận của blockchain, có một tính rất quan trọng trong tương lai là tính xuyên biên giới. Rất nhiều cơ hội xuyên biên giới cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp cận các sản phẩm quản lý gia sản của Việt Nam. Không chỉ là cổ phiếu hay trái phiếu, mà sẽ là crypto, thậm chí là vàng số… là các xu hướng chung mà nhà đầu tư tiếp cận được trong tương lai.

Đầu tư sẽ tạo việc làm và giúp tăng trưởng GDP

Doanh nghiệp SME là nguồn lực lớn để thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế. Khi làm việc với SME thì họ nói khó tiếp cận đồng vốn. Ngân hàng cũng rất lưỡng lự khi cho vay vì không đánh giá được rủi ro. Xin chia sẻ về chiến lược xây dựng chính sách cho doanh nghiệp SME?

Ông Trần Anh Quý, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế – NHNN Việt Nam: Kinh tế tư nhân và doanh nghiệp SME khẳng định là động lực tăng trưởng kinh tế từ Nghị quyết 10/2017 và gần đây nhất là Nghị quyết 68. Khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân trong động lực tăng trưởng kinh tế. Đây là 1 trong 4 động lực trụ cột trong phát triển kinh tế.

Việc doanh nghiệp SME khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng thì ở đây đều hiểu và chia sẻ về khó khăn này. NHNN luôn đồng hành cùng với các tổ chức bộ ngành. Đây là bài toán và cũng là nhiệm vụ thường xuyên của ngành ngân hàng. Khối doanh nghiệp SME đã có riêng một luật hỗ trợ phát triển năm 2017 bao gồm tất cả các chính sách theo thông lệ quốc tế. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn qua tổ chức tín dụng, quỹ tài chính, quỹ đầu tư. Ngành ngân hàng đặt ra nhiệm vụ rà soát quy định pháp luật, rà soát thủ tục cho vay. Luôn đặt ra mục tiêu giảm thiểu quy trình hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp SME tiếp cận vốn.

Trong các giai đoạn của nền kinh tế, chúng ta có nhiều giai đoạn khó khăn. Đại dịch COVID khiến kinh doanh và trả nợ ngân hàng khó khăn. Gần đây nhất thì ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới với diễn biến nhanh, khó lường. Ngành ngân hàng đã hỗ trợ bằng các giải pháp giãn nợ, cơ cấu nợ và cho vay mới. Hàng năm chúng tôi vẫn tổ chức hội nghị để kết nối với các doanh nghiệp để trao đổi, phản ánh các tình huống doanh nghiệp gặp khó khăn để tháo gỡ.

Hội nghị hôm nay cũng là cơ hội để chúng ta tháo gỡ khó khăn.

Nhiệm vụ của ngành ngân hàng là ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá, lãi suất để doanh nghiệp có thể ổn định kinh doanh. Nhà đầu tư an tâm về triển vọng nền kinh tế.

Ông Trần Anh Quý, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế – NHNN Việt Nam.

Dưới góc độ nhà đầu tư, đâu là các yếu tố gợi ý với môi trường đầu tư Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Giao – Giám đốc Quỹ đầu tư Việt Nam – Oman: Chúng ta cần tạo ra sân chơi với doanh nghiệp. Trong đó, giảm bớt thủ tục là yếu tố quan trọng. Tầm tháng 10 năm trước nhà đầu tư ngoại muốn mở tài khoản cần tới 3 tháng thì bây giờ chỉ mất 1 ngày. Hoạt động M&A trước kia phải tuân thủ nhiều quy định và thông qua cơ quan chuyên trách nhưng giờ cũng đã đơn giản hơn rất nhiều. Chính phủ Việt Nam đang có chính sách để chuyển đổi rất nhiều. Thời gian chờ đã giảm khoảng 10%. Hoạt động đầu tư PE đang cho thấy khối lượng giấy tờ giảm rất nhiều.

Để thu hút dòng vốn thì cần phát triển hạ tầng. Điều này cần đổi mới sáng tạo, có các quỹ đầu tư về đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đồng hành với các quỹ để phát triển. Các quỹ cần thấy Chính phủ đồng hành để thấy cam kết cùng phát triển. Nếu Chính phủ không cùng đồng hành thì khó để nhà đầu tư cùng tham gia.

Khi làm việc với các nhà đầu tư thì mỗi ngành đều có cơ hội riêng, nhà đầu tư có ý kiến hay đóng góp gì về cơ hội đó?

Ông Nguyễn Xuân Giao – Giám đốc Quỹ đầu tư Việt Nam – Oman: Trong 5 năm vừa qua, khu vực Trung Đông đã cấp vốn cho nhiều quốc gia và cả Việt Nam. Khi nói khu vực này thì nói tới 6 quốc gia như Oman, Baran, Quatar, Ả Rập Saudi… Tất cả các quốc gia này đều có mục tiêu chung là đầu tư vào thế hệ tương lai. Khi nhìn vào mục tiêu này thì đây là nguồn vốn dài hạn. Khi chúng ta xác định mục tiêu này rồi thì tiếp cận với nguồn vốn không còn là điểm nghẽn nữa. Các nước này tập trung vào tăng trưởng. Việt Nam đang vào giai đoạn mới với các cuộc cải cách. Chúng ta có dân số trẻ, chúng ta mong muốn gấp đôi GDP trên đầu người vào năm 2030. Nhiều nghiên cứu của WB cho thấy Việt Nam đang tiến lên trong chuỗi tiêu dùng. Trở thành đối tượng tiềm năng để đầu tư vào sự phát triển và tăng trưởng. Tôi thấy rằng chúng ta có thể thu hút nhiều nhà đầu tư, có cả các nhà đầu tư lớn.

Một mục tiêu quan trọng là hợp tác với nước ngoài. Ví dụ như khi Oman đầu tư vào Việt Nam thì họ cũng muốn tìm kiếm được một cơ hội hợp tác với Việt Nam. Vậy thì việc đầu tư này cũng sẽ tạo ra được những việc làm cũng như giúp tăng trưởng GDP ở chính quốc gia này. Có thể hợp tác ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là xem xét cơ hội hợp tác về chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Xuân Giao – Giám đốc Quỹ đầu tư Việt Nam – Oman

Cơ hội tiếp cận dòng vốn

Ở góc độ người tiêu dùng, làm thế nào để thực thi chuyển đổi các nhu cầu mới tại Việt Nam?

Ông Danny Le – Tổng Giám đốc MSN: Phải quay về quá trình phát triển công nghệ. Thông thường, quá trình thu hút một khách hàng mất khoảng 6 tháng – 1 năm. Khi nói đến 1 tệp khách hàng tiêu dùng trẻ, họ rất phức tạp vì nắm bắt các công nghệ AI… Chúng ta có thể tận dụng điểm này để thu hút khách hàng mới, giảm thời gian này xuống.

Chúng tôi đã hợp tác với Techcombank để xây dựng mô hình triển khai các ngân hàng đại lý, qua đó tiếp cận nhiều ngân hàng và tương đương nhiều khách hàng khác hơn. Ngoài ra, làm thế nào để tạo ra mô hình số hóa giữa MSNTCB. Đây là các mục tiêu sẽ cùng nhau thực hiện trong 5 năm tới.

Rõ ràng, một điểm cần lưu tâm là người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn nữa với nhu cầu của họ hàng ngày. Các hoạt động mua sắm trực tuyến cũng rất quan trọng, nhưng chúng ta sẽ cần phải tăng cường sự tương tác với khách hàng không chỉ ở tại cửa hàng mà còn ở trên các kênh trực tuyến nữa. Tôi cho rằng cách chúng ta làm điều đó thì sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc đổi mới sáng tạo. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam.

Ông đánh giá sao về sự phát triển của MSN trong lĩnh vực bán lẻ? Làm sao để MSN phát triển hơn nữa, từ đó phát triển nền kinh tế?

Ông Danny Le – Tổng Giám đốc MSN: Trong tương lai, rõ ràng việc xây dựng 1 chuỗi cung ứng đầu cuối sẽ mang lại cơ hội, và yêu cầu chúng ta phát triển hạ tầng. Thứ 2, về tài sản cố định, mức đầu tư vào AI, machine learning, dữ liệu đều cần lưu tâm, làm sao để đưa dịch vụ lên các nền tảng đó.

Ngoài ra, tầm nhìn cải thiện cái chi phí sản xuất bởi 15 hoặc là 20% thì đó cũng sẽ là điều rất là quan trọng. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải cải thiện mức độ hiệu quả của cái lĩnh vực về chuỗi cung ứng nữa.

Một trong những chiến lược của chúng tôi là đưa ra cửa hàng nhỏ lẻ để tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng, và mức giá cạnh tranh hơn.

Khi làm việc với nhà đầu tư, họ có cảm nghĩ thế nào về các cơ hội từng ngành?

Ông Danny Le – Tổng Giám đốc MSN: Tôi nghĩ quan điểm các nhà đầu tư với cơ hội mới, đó là họ coi đây là cơ hội tiếp cận với dòng vốn. Tất cả nhà đầu tư nhìn nhận rằng Việt Nam có nhân tài, và đất nước sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Chúng ta cũng dễ dàng tiếp cận với công nghệ như AI, và nhiều đơn vị đã áp dụng cho kinh doanh của họ. Nhưng với các đơn vị truyền thống, liệu họ có sẵn sàng làm vậy? Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, tôi nghĩ nhìn về dài hạn, đương nhiên sẽ đi theo hướng dùng công nghệ. Nhưng giá, chi phí, lãi suất đều cần phải đi xuống để tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Danny Le – Tổng Giám đốc Masan.

Còn sớm để nói rằng thỏa thuận thuế quan tác động tích cực lên chứng khoán

Một thách thức là vượt qua bẫy thu nhập, và khả năng thích ứng thuế quan. Các doanh nghiệp Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế như thế nào?

Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải: Chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Các mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự định áp dụng sẽ làm tăng chi phí của người dân Mỹ, giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thế giới. Tôi nghĩ không chỉ các quốc gia khác bị ảnh hưởng, mà chính người Mỹ cũng vậy, đó là lý do vì sao Tổng thống Trump liên tục hoãn áp thuế.

Các doanh nghiệp Việt Nam, mức độ mở với thế giới đang rất lớn, đứng thứ 2 sau Singapore. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu sẽ gây ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một yếu tố khác: tổng xuất khẩu Việt Nam ra nước ngoài thì FDI chiếm 70%, mà doanh nghiệp FDI niêm yết thì không nhiều.

Dù vậy vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt bị ảnh hưởng, như mảng xuất khẩu giày dép, quần áo, thuỷ hải sản, hoặc các doanh nghiệp phát triển bất động sản KCN.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp khác có sự liên quan chặt chẽ đến nhau, nên đều bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau.

Về tác động của thoả thuận mới giữa Việt Nam và Mỹ, nhìn trên thị trường chứng khoán thì đang có dấu hiệu tích cực. Một số ngày qua, VN-Index liên tiếp tăng, lần đầu vượt 1,400 điểm sau 3 năm. Thanh khoản cũng tăng vọt, bình quân gần 30,000 tỷ đồng/phiên. Một điểm khác là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, trong 5 ngày vừa qua lên tới 7,000 tỷ.

Các dấu hiệu này có thực sự đến từ thoả thuận của Việt Nam và Hoa Kỳ không? Tôi nghĩ giờ để nhận xét thì tương đối sớm. Dù các mức thuế áp dụng cho Việt Nam là 20% và 40% cho hàng trung chuyển, có vẻ thấp hơn các nước, thì có vẻ Việt Nam đang có lợi thế hơn. Tuy nhiên, cho đến khi có thêm thông tin về thoả thuận này thì mới rõ ràng được.

Hiện tại chúng ta đang sống trong thế giới phẳng, không có sản phẩm sản xuất chỉ ở 1 quốc gia. Vậy nên cho đến khi có chi tiết về việc xác định thế nào là sản phẩm của Việt Nam, thế nào là từ các nước, mới có cơ sở để xác định ảnh hưởng.

Việt Nam đang có sự cải cách như thế nào với các quy định và thị trường vốn?

Ông Bùi Hoàng Hải – Phó Chủ tịch UBCKNN: Toàn bộ Việt Nam đang trải qua sự thay đổi mang tính cách mạng. Trên thị trường chứng khoán, có những sự thay đổi rất cơ bản. Đầu tiên là thay đổi cấu trúc hạ tầng thị trường.

Thứ nhất là thay đổi về pháp lý. Năm qua đã có rất nhiều thay đổi, Luật Chứng khoán Sửa đổi đã được thông qua vào 2024. Năm 2025, loạt Nghị định cũng đang được thay đổi, như Nghị định 155, 156, hay NQCP về tài sản số, Nghị định về giao dịch carbon, Nghị định cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng đang được soạn thảo và sớm trình Chính phủ.

Một thay đổi về thị trường chứng khoán mà UBCKNN đang tập trung vào, với mục tiêu Chính phủ giảm 30% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Theo chỉ đạo Chính phủ để giảm chi phí tuân thủ, UBCKNN cũng đang rà soát để làm sao các sản phẩm, quy định trên thị trường dần tiệm cận thông lệ chung thế giới.

Liên quan cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năm 2025 đã đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường (KRX). Hệ thống sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển dịch vụ mới trên thị trường.

Một trong những thay đổi nữa là năm qua, Chính phủ rất tập trung vào việc thực hiện cải cách, làm sao để tăng khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là tập trung vào các giải pháp nâng hạng thị trường. Chúng tôi tập trung vào 2 mục tiêu chính: tăng sự tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tạo sự công bằng cho họ.

Chúng tôi đã có cải cách thủ tục hành chính mạnh, như bỏ quy định đăng ký qua giấy tờ với các doanh nghiệp mở trading code cho nhà đầu tư nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp có thể làm thủ tục online và chỉ mất 1 ngày.

Trong các thông tư NHNN đã và sắp công bố, sẽ bỏ quy định như yêu cầu phải công chứng, hay không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài cung cấp sinh trắc học. Giao dịch các tổ chức nước ngoài không yêu cầu ký quỹ trước. Chúng tôi cũng yêu cầu các doanh nghiệp đại chúng công bố thông tin song ngữ. Đây là điều chặt chẽ, đồng hành với nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian tới sẽ xử lý nhiều vấn đề như quy định sở hữu nhà đầu tư nước ngoài…

Chúng tôi có một danh sách dài về những cải cách trong thời gian tới. May mắn là các cải cách trong thời gian qua với thị trường vốn có sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ.

Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải.

Tăng trưởng xanh và bền vững là trách nhiệm tất cả

Ở Việt Nam, chúng ta có lịch trình rất sát để đạt net zero vào 2050. Từ phía Ngân hàng Nhà nước, ông đánh giá thế nào về quá trình chuyển đổi này?

Ông Trần Anh Quý, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế – NHNN: Cam kết thực hiện net zero của Việt Nam mới từ năm 2021 nhưng chiến lược đã triển khai từ 10 năm nay. Kết quả đạt được rất khả quan. Phó Thủ tướng đã khái quát kết quả phát triển kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm. Ngành ngân hàng đã có sự đóng góp không nhỏ trong thời gian vừa qua. Đối với ngành ngân hàng, việc triển khai kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh đã đi qua 2 giai đoạn từ 2011 – 2020, 2021 – 2030. Chúng tôi đã có 2 kế hoạch hành động, đã có chiến lược phát triển ngân hàng xanh trong hệ thống ngân hàng. Chúng tôi ban hành chỉ thị số 03 thúc đẩy phát triển tín dụng xanh và quản lý rủi ro về môi trường, xã hội trong ngân hàng. Chúng tôi đánh giá các ngân hàng đã thực hiện quản lý rủi ro về môi trường xã hội.

Chúng tôi đã ban hành Thông tư 17 hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động. Chúng tôi đã yêu cầu các tổ chức tín dụng ban hành một quy trình độc lập về cấp tín dụng hay quản trị rủi ro của tổ chức về môi trường và xã hội. Cuối năm 2024, tất cả tổ chức tín dụng đều thực hiện nghiêm túc về thông tư 17. Tốc độ tăng trưởng bình quân 20%, dự nợ đạt 700 ngàn tỷ đồng.

Với kết quả đó chúng tôi đánh giá có sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm trong tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh và bền vững là trách nhiệm của tất cả. Vì vậy với cam kết trách nhiệm hành động và giải pháp đã triển khai. Tôi tin đóng góp của ngành ngân hàng là quan trọng trong trong tiến trình thực hiện cam kết.

Việt Nam hôm nay là một Việt Nam mới

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ tịch VietjetAir, Nghị quyết 68 đã nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực chính là lực lượng tiên phong trong tăng trưởng việc làm, năng suất và cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu tới năm 2030, kinh tế tư nhân đóng góp 60% GDP quốc gia. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn mang văn hóa kinh doanh đậm bản sắc dân tộc và trách nhiệm xã hội.

Sovico là doanh nghiệp đa ngành từ tài chính, hàng không, phát triển đô thị đến chuyển đối số. Sovico là đối tác với UNESCO trong công tác xã hội.

Năng lực sáng tạo của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là không giới hạn. Khi sàn HOSE nghẽn lệnh, trong 100 ngày, chúng tôi cùng các doanh nghiệp tư nhân đã triển khai giải pháp giải cứu thị trường và duy trì vận hành ổn định 4 năm. Hi vọng việc này đã và đang mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.

Sau 35 năm hình thành và đổi mới, HDBank có bước chuyển, phục vụ 15 triệu khách hàng từ tiểu thương, nông nhân đến các giao dịch từ đô thị tới tận các khu vực vùng sâu vùng xa. Nhà đầu tư đồng hành từ HDBank IPO tăng trưởng tài sản từ 4.5 lần.

Với VJC, chúng tôi đã mở ra cánh cửa bầu trời kết nối thế gới. Tôi tham dự hội nghị hôm nay với bộ trang phục trong buổi đánh cồng khai trương cổ phiếu VJC trên sàn HOSE. Nhà đầu tư đi cùng VJC tăng giá trị gần 5 lần. Nhà đầu tư tham gia VJC từ ngày đầu tiên thì tăng khoảng 100 lần. Ngày hôm nay, VJC với hơn 20 tàu bay mới và đặt hàng hơn 400 máy bay mới. VJC đã trở thành 1 trong 3 tập đoàn hàng không đặt hàng lớn nhất thế giới trong bối cảnh đơn đặt hàng khan hiếm. VJC đã chuyển 28 triệu lượt khách, trong đó 10 triệu khách quốc tế. VJC kết nối tới nhiều quốc gia, kết nối Việt Nam với các trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa gần 4 tỷ dân.

Chúng tôi mang chuông đánh xứ người với VJC Thái Lan vận hành 20 tàu bay thuộc nhóm doanh nghiệp hàng không dẫn đầu ở quốc gia này.

Chúng tôi đang xây dựng hệ sinh thái hàng không toàn diện. Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng không thế giới với năng lực cạnh tranh về chất lượng, con người.

Chúng tôi tin rằng sự kết nối giữa ngân hàng và thị trường vốn là chìa khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tới hội nghị hôm nay, chúng tôi khiến nghị các cơ quan, ban, ngành và Chính phủ duy trì ổn định vĩ mô, chính sách lãi suất hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt. Tận dụng hiệu qủa các FTA để thúc đẩy dòng vốn quốc tế vào Việt Nam. Đầu tư vào AI, blockchain, kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy phát triển.

Chúng tôi đã đồng hành với Bộ Tài chính từ những năm đầu sơ khai của thị trường vốn. Từ chương trình phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên của thị trường vốn, từ đề án thành lập ngân hàng cổ phần đầu tiên. Tới nay tôi vẫn giữ nguyên số cổ phần tại TCB trong gần 30 năm.

Việt Nam hôm nay là một Việt Nam mới. Chúng tôi bắt đầu hành trình với một ước vọng là phát triển những giá trị thực chất. Giờ đây lớn hơn là đưa Việt Nam thanh một trung tâm kinh tế trong khu vực và có vị thế toàn cầu. Việt Nam hôm nay là một Việt Nam với tăng trưởng hội nhập sâu rộng. Đây là cơ hội để đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ tịch Vietjet Air.

Làm thế nào để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 10%

Bà Tamara Henderson – Chuyên gia kinh tế cao cấp của Bloomberg cho biết, để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 10% sẽ có nhiều thách thức then chốt. Khi nói về nền kinh tế toàn cầu, phải nói đến sự tăng trưởng, chuyển đổi, và làm sao để giảm rủi ro cũng như sự thay đổi.

Thời điểm hiện tại đang có nhiều thay đổi về cấu trúc, như biến đổi khí hậu, thuế quan thương mại, chính sách trên thế giới. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi về công nghệ, chuyển đổi số đang rất nhanh.

Chuyển đổi số diễn ra rất mạnh. Một số doanh nghiệp vì thế gặp khó khăn. Nhưng sự khác biệt là có các doanh nghiệp phát triển đi lên, chuyển đổi để gia tăng cạnh tranh trên bản đồ thế giới.

Một sự thay đổi là biến đổi khí hậu, gây thay đổi dây chuyền sản xuất và cung ứng. Điều này gây khó khăn trong chi phí sản xuất. Một số quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh, và cần phải có sự chuyển dịch để đạt năng lượng bền vững hơn trong nền kinh tế.

Kế đó là chủ nghĩa bản hộ của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Chính sách thuế quan mới sẽ mang đến sự dịch chuyển về dòng vốn. Ở các quốc gia khác có sự dịch chuyển về cung, cầu, biên lợi nhuận hẹp lại ở một số quốc gia. Chính sách thuế quan cũng ảnh hưởng đến tình hình phát triển thế giới.

Một trong những sự thay đổi mang tính chất then chốt là sự phát triển về công nghệ. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, Việt Nam có hoạt động xuất khẩu lớn mạnh nhất. Chúng ta phải cải thiện về năng suất lao động và chi phí, nhưng để đảm bảo sự tăng trưởng, thì cần cải thiện năng lực, chuyển đổi số nhiều hơn. Do vậy, hệ thống giáo dục cũng cần chuyển đổi tốt hơn, thích nghi tốt hơn để hoà nhập với thế giới.

Câu hỏi là, nền kinh tế toàn cầu sẽ phát triển hay đi xuống. Trong thời gian qua có nhiều biến động khách quan bên ngoài. Hành vi con người cũng gây ảnh hưởng. Tương tự là môi trường kinh doanh. Việt Nam cần nắm bắt để gia tăng vị thế trên bản đồ thế giới.

Tại khu vực châu Á, các quốc gia như Ấn Độ phải chịu tác động mạnh mẽ hơn về thuế quan thương mại. Singapore và Việt Nam cũng vậy. Rõ ràng, Chính phủ phải có vai trò then chốt trong việc đưa ra cải cách.

Tôi nghĩ, Việt Nam theo thời gian sẽ đi theo hướng tích cực, nhất là khi đang thực hiện biện pháp dùng năng lượng bền vững hơn. Việt Nam cũng có những thế mạnh cạnh tranh tốt trên thế giới.

Về nhân khẩu học, thị trường Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ít gặp biến động về thương mại. Nhưng về tỷ lệ dân số, họ đang thu hẹp lại. Việt Nam ở cực còn lại, có tỷ lệ dân số phát triển tốt. Các quốc gia khác cũng đang có sự đáp ứng tốt. Như vậy, cơ hội về FDI cũng được tăng nhiều hơn, nhu cầu tài chính cũng vậy. Tầng lớp trẻ tại Việt Nam sẽ phát triển nhiều hơn nữa, nhưng hành vi thì cần thời gian để tìm hiểu. Nhìn chung, dân số trẻ sẽ có mức độ thích nghi tốt hơn.

Một chỉ số ảnh hưởng đến độ ổn định là dư địa tài khóa – sức chống chịu của quốc gia. Nhìn vào tỷ lệ nợ công so với GDP, Việt Nam đang khá cân bằng với các quốc gia khác, và đang thấp hơn 60%. Một số quốc gia khác đang có tỷ lệ nợ công cao, đặc biệt là sau COVID-19. Lãi suất họ áp dụng chắc chắn sẽ cao hơn.

Yếu tố tiếp theo là môi trường kinh doanh, là điều tiên quyết để xác định có đầu tư không khi Việt Nam đang cố gắng thu hút vốn FDI bên ngoài. Trong báo cáo của WB, hiện tại các quốc gia trong khu vực ASEAN có môi trường kinh doanh đi lên.

Về cơ chế quản trị, đây là yếu tố cũng then chốt. Có thể thấy, một số quốc gia có cơ chế quản trị vĩ mô tốt sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư, tương đương các ngân hàng trung ương tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp. Từ 2020, chỉ số cơ chế quản trị của Việt Nam đã đi lên rất tích cực, thể hiện sự hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp.

Một khảo sát của Bloomberg về yếu tố quyết định đầu tư FDI tại Bắc Mỹ, châu Âu… theo từng năm, có 5 yếu tố gây ảnh hưởng: Sự ổn định chính trị, năng suất lao động, hạ tầng, luật pháp, chính sách thuế quan. Như vậy, nếu muốn môi trường đầu tư thuận lợi cho FDI, cần sự ổn định về phát triển công nghệ, chi phí thấp, phát triển bền vững… những điều Việt Nam có thể yên tâm. Một số yếu tố khác là lạm phát, rào cản luật pháp, cơ chế quản trị.

Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô các năm tiếp theo. Nhìn vào các dự báo bình quân, sự tăng trưởng tại các quốc gia và Việt Nam còn dư địa 6% sau khi đã tính đến các biến động thương mại – kinh tế toàn cầu. Singapore và Thái Lan cũng không phải chịu cú sốc nào nhiều hơn.

Có điểm cần lưu ý, khi Việt Nam vẫn đang mở rộng về tín dụng, và việc đương đầu với thuế quan như thế nào. Theo báo cáo, có sự dịch chuyển trong nền kinh tế toàn cầu. Rõ ràng, Chính phủ phải liên tục thực hiện cam kết về thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp. Như vậy, Việt Nam cần cố gắng để đáp ứng nhu cầu phát triển lớn hơn nữa. 

Bà Tamara Henderson – Chuyên gia kinh tế cao cấp của Bloomberg.

Việt Nam đang khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu

Bà Phan Thị Thắng – Thứ trưởng Bộ Công Thương: Việt Nam đang khẳng định vị thế là một điểm sáng kinh tế, một trung tâm sản xuất toàn cầu và một đối tác tin cậy.

Kinh tế toàn cầu đang có nhiều tác động từ cạnh tranh, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và đặc biệt là các chính sách thuế quan của các thị trường lớn như Hoa Kỳ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để bứt phá.

Thứ nhất, chuyển dịch chuỗi thương mại, các hiệp định FTA đã giúp Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào mạng lưới thương mại quốc tế. Mặc dù thuế quan tạo ra thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường.

Thứ hai là chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời.

Thứ ba là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự phát triển của AI và thương mại điện tử đang tạo nên tiềm năng lớn. Luật Công nghiệp Công nghệ số dự kiến sẽ được thông qua trong thời gian tới sẽ tạo ra một khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Hiện nay, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, kinh tế có lợi thế cạnh tranh độc đáo. Thứ nhất, nguồn nhân sự chất lượng cao, trẻ, năng động và được đào tạo bài bản. Thứ hai là vị trí địa lý chiến lược, vị trí cửa ngõ kết nối với nhiều nền kinh tế lớn. Thứ ba là với 16 FTA, Việt Nam đang giảm bớt phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Bộ Công Thương xác định 3 trụ cột chính để vượt qua thách thức gồm:

Thứ nhất là tập trung công nghiệp chế biến chế tạo. Ngành dệt may, điện tử, ô tô đang đối mặt với thuế quan nhưng là cơ hội để phát triển các ngành công nghệ cao như chip bán dẫn, thiết bị y tế. Bộ Công Thương đang phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng một chiến lược ứng phó với thuế quan bao gồm cải thiện chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới.

Thứ hai là năng lượng xanh. Năng lượng tái tạo là nền tảng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Chúng tôi đang đẩy mạnh các dự án điện gió ngoài khơi, điện mặt trời. Việt Nam đang xây dựng các chính sách thu hút đầu tư hạ tầng thông minh.

Thứ ba là thương mại và dịch vụ số. Thương mại và dịch số đang phát triển với tốc độ  20% mỗi năm. Dự thảo luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển công nghiệp số.

Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với bộ ngành để đàm phán với Hoa Kỳ. Kết quả sơ bộ cũng đã được thông tin gần đây. Hoàn thiện khung pháp lý công nghiệp công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phát triển hạ tầng công nghệ và logistics để đáp ứng nhu cầu nhà đàu tư.

Sắp tới chúng ta sẽ ký nhiều FTA mới với các đối tác.

Việt Nam đang đứng trước các cơ hội mới để bứt phá, hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội. Bộ Công Thương cam kết đồng hành cùng địa phương, doanh nghiệp để xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước.

Bà Phan Thị Thắng – Thứ trưởng Bộ Công Thương

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nói về kỷ nguyên tăng trưởng mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Hôm nay tôi rất vui mừng đến dự Hội nghị Đầu tư Techcombank 2025. Việt Nam đang quyết liệt thực hiện cơ cấu đổi mới kinh tế, và thúc đẩy mạnh mẽ các kênh đầu tư phát triển, nhằm thực hiện kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ Chính trị đã ban hành 4 Nghị quyết, gồm Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học và công nghệ; Nghị quyết 06 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành luật. Đây là nền tảng và là kim chỉ nam để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Quốc hội đã sửa đổi 28 luật để mở đường thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Chính phủ cũng ban hành nhiều nghị định tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, thu hút nguồn lực, công nghệ và tạo môi trường bình đẳng, minh bạch để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ.

Năm 2025, khi nền kinh tế thế giới biến động và cạnh tranh ngày càng phức tạp, Việt Nam đã chứng minh khả năng đứng vững. Tiếp nối năm 2024, Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công. Năm 2024, tăng trưởng kinh tế đạt 7.09%; Kim ngạch xuất nhập khẩu gần 800 tỷ đô la Mỹ; Xuất siêu 25 tỷ đô la Mỹ; Nợ công giảm xuống chỉ còn 34.7%. Chỉ số CPI là 3.63%; Bội chi ngân sách 3.8%.

Các tháng đầu năm 2025, tăng trưởng đạt 7.52%; Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 432 tỷ đô la Mỹ (vượt 16.1% so với cùng kỳ năm trước); Xuất siêu đạt 7.63 tỷ đô la Mỹ; Thu ngân sách đạt 1.33 triệu tỷ (vượt 28.3% so với cùng kỳ). Năm 2025, mục tiêu tăng trưởng là 8%. Sang 2026 – 2030, chúng tôi quyết tâm đạt tăng trưởng 10% trở lên.

Các chỉ số về cân đối kinh tế được giữ vững. Đây là một trong những thành công khi điều hành KTXH trong 6 tháng đầu năm. Việt Nam tập trung vào cơ sở hạ tầng, hoàn thành 3,000km đường cao tốc và hoàn thành giai đoạn 1 sân bay Long Thành – dự án có tổng mức đầu tư 16 tỷ USD, cố gắng hoàn thành trong năm nay.

Ngoài ra, sẽ khởi công các công trình lớn như đường cao tốc từ Lào Cai – Hà Nội xuống Hải Phòng với tổng mức đầu tư 18 tỷ đô la. Chuẩn bị đầu tư để sang năm khởi công xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – TP.HCM với vận tốc 350 km/h, dài 1,541 km và sau đó sẽ nối xuống Cà Mau, tổng mức đầu tư khoảng 67 tỷ đô la Mỹ.

Cùng với thực hiện một loạt giải pháp thúc đẩy cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư khoa học công nghệ. Tập trung mô hình kinh tế, dựa trên năng suất, công nghệ cao, sáng tạo và công nghệ số. Đây là mục tiêu chúng tôi quyết tâm phấn đấu, để từ 2026 tăng trưởng 10% trở lên.

Chính phủ cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng tôi kêu gọi các nhà đầu tư tích cực đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng, chế biến, dịch vụ và cả đầu tư tài chính. Chính phủ sẽ kiến tạo nền kinh tế hội nhập, phát triển và bao trùm. Chúng tôi cam kết đối xử một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sát cánh và cùng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường phát triển.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc

Tầm nhìn cho một “Việt Nam mới”

Techcombank Investment Summit 2025 mang sứ mệnh giới thiệu hình ảnh một “Việt Nam mới” đến các nhà đầu tư trên toàn cầu: một đất nước đầy khát vọng với tầm nhìn chiến lược, tư duy tiến bộ, môi trường ổn định và thuận lợi, tập trung vào chất lượng và tính bền vững, mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng cùng những doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, minh bạch trong kinh doanh.

Hội nghị bao gồm các phiên thảo luận chuyên sâu cùng những phiên kết nối kinh doanh thực chất, hứa hẹn mang lại giá trị hữu hình và thực tiễn. Một số chủ đề hấp dẫn dự kiến sẽ được đưa ra bàn luận gồm có: Tái định vị nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam; Mở khóa tiềm năng kinh tế và thị trường; Kiến tạo tương lai số: từ chính sách đến hành động và Chuẩn mực mới cho ngành Wealthtech tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, tại sự kiện khách mời sẽ được trực tiếp trải nghiệm hành trình chuyển đổi số ấn tượng của Techcombank và hệ sinh thái thông qua Triển lãm công nghệ và đổi mới sáng tạo (Innovation Showcase), để có cái nhìn cận cảnh về tương lai của ngành tài chính. 

Với vị thế là ngân hàng tư nhân sở hữu nền tảng quản trị, tài chính và công nghệ hàng đầu cùng hệ sinh thái số 1 Việt Nam, Techcombank với một sự kiện tầm cỡ quốc tế sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa các nhà đầu tư, biến những tiềm năng của Việt Nam thành các cơ hội khả thi, hấp dẫn và giới thiệu đến cộng đồng đầu tư trong nước và thế giới. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng Việt đứng ra tổ chức một sự kiện tầm cỡ quốc gia, và cũng là khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn, nơi Techcombank tái định nghĩa vai trò của một ngân hàng, không chỉ cung cấp dịch vụ tài chính mà còn đồng hành cùng Chính phủ và người dân trên hành trình kiến tạo giá trị sống mới, thịnh vượng và bền vững.

Sự kiện này cũng đánh dấu một bước đi chiến lược trong hành trình minh bạch hóa, gia tăng tương tác với thị trường, là sự chuẩn bị quan trọng cho các bước tiếp theo của CTCP Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities – TCBS) cùng các thành viên khác trong hệ sinh thái trên hành trình chinh phục thị trường vốn.

Bài cập nhật

Châu An – Chí Kiên

FILI

– 13:15 09/07/2025

Nguồn: https://vietstock.vn/2025/07/hoi-nghi-dau-tu-quoc-te-techcombank-2025-co-hoi-dau-tu-trong-ky-nguyen-moi-737-1326278.htm

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *