Không thể chiến thắng thị trường
Trong nửa đầu năm 2025, thị trường tài chính toàn cầu chịu tác động của nhiều yếu tố bất định, nổi bật nhất là cú sốc thuế quan đầu tháng 4 khiến VN-Index đã có lúc rơi xuống mốc 1.073 điểm. Tâm lý thị trường dao động mạnh, nhiều nhà đầu tư phải đối mặt với áp lực điều chỉnh danh mục.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng phục hồi và duy trì đà tăng, đến thời điểm hiện tại đã vượt mốc 1.400 điểm. Tính theo chu kỳ báo cáo nửa đầu năm, VN-Index đóng cửa tại 1.376.07 điểm – mức cao nhất trong hơn 3 năm kể từ tháng 4/2022. Tính chung 6 tháng, chỉ số tăng hơn 109 điểm, tương đương khoảng 8,6%. Tuy nhiên, trong đó, bộ ba VIC – VHM – VPL đóng góp tổng cộng 106 điểm trong 6 tháng đầu năm.
Việc chỉ số tăng phụ thuộc vào số ít cổ phiếu trụ cũng là nguyên nhân chính khiến hiệu suất của hầu hết các quỹ mở có phần trầm lắng trong nửa đầu năm 2025. Đặc biệt, các quỹ từng dẫn đầu hiệu suất năm 2024 lại có dấu hiệu bị chững lại, chủ yếu do nhóm cổ phiếu chủ đạo trong danh mục, đặc biệt là công nghệ và ngân hàng đã trải qua chu kỳ tăng trưởng mạnh. Trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn như nhóm cổ phiếu “họ Vin” lại không được ưu tiên tỷ trọng cao trong danh mục quỹ mở.
Điều dễ nhận thấy trong bảng xếp hạng các quỹ mở có hiệu suất đầu tư tăng trưởng tích cực nửa đầu năm 2025 là sự vắng bóng của các quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý. Trước đó, năm 2024 là năm thành công của các quỹ nhà VinaCapital với nhiều quỹ Top đầu về lợi nhuận.
Tính tới ngày 8/7/2025, lợi nhuận đầu tư từ đầu năm của Quỹ Đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường VinaCapital (VESAF) là 1,1%, trong khi cùng giai đoạn VN-Index tăng trưởng 11,7%. VESAF đang có tổng tài sản đầu tư đạt hơn 2.478 tỷ đồng.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Cùng với sự hồi phục của thị trường sau cú sốc thuế quan, một số quỹ có chiến lược linh hoạt đã tận dụng nhịp phục hồi để bứt phá lợi nhuận.
Tương tự, Quỹ Đầu tư cổ phiếu kinh tế hiện đại VinaCapital (VMEEF) có lợi nhuận đầu tư từ đầu năm tới nay đạt 1,4%, khoảng cách khá xa với mức tăng 11,7% của VN-Index. Tổng tài sản của Quỹ đạt 2.275,7 tỷ đồng.
Lý giải về hiệu suất đầu tư nửa đầu năm khi không thể “chiến thắng thị trường”, VinaCapital cho biết, việc không có các cổ phiếu thuộc tập đoàn Vingroup và một số cổ phiếu đóng góp lớn vào đà tăng của VN-Index đã giải thích gần như toàn bộ khác biệt về hiệu suất của Quỹ so với chỉ số tham chiếu trong các tháng.
“Chúng tôi nhận thấy rằng, riêng việc không nắm giữ cổ phiếu thuộc Vingroup và GELEX đã khiến danh mục của Quỹ có hiệu suất thấp hơn VN-Index khoảng 2,3 điểm phần trăm. Hiện tại, các cổ phiếu này không nằm trong danh sách theo dõi đầu tư của chúng tôi, bởi chúng tôi vẫn đang tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn khác vào những doanh nghiệp có lợi nhuận rõ ràng hơn, đòn bẩy tài chính vừa phải hơn và định giá hợp lý hơn”, Quỹ VESAF cho biết.
Trong các tháng gần đây, VinaCapital nhấn mạnh việc không nắm giữ các cổ phiếu tăng mạnh và đóng góp lớn vào đà tăng của VN-Index tác động tới hiệu suất đầu tư của các quỹ so với tham chiếu, nhưng điều này cũng mang đến những cơ hội hiếm có để đầu tư vào các công ty có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao và tăng trưởng cao với mức giá hấp dẫn và tự tin vào khả năng xây dựng danh mục cổ phiếu như vậy trong suốt năm nay.
Dù vậy, theo phân bổ tài sản ròng, tỷ trọng nắm giữ tiền mặt của VESAF theo hướng tăng dần trong những tháng gần đây, từ mức 4,9% trong tháng 3/2025 lên 10,42% trong tháng 6. Tương tự, tỷ trọng nắm giữ tiền mặt của VMEEF cũng gia tăng từ mức 3,2% trong tháng 3 lên 12% trong tháng 6. Diễn biến này thể hiện các quỹ nhà VinaCapital đã có hoạt động cơ cấu lại danh mục.
Cũng thuộc nhóm quỹ mở với quy mô hàng nghìn tỷ đồng, Quỹ Đầu tư tăng trưởng dài hạn Việt Nam (VLGF) đang giữ khoảng cách khá xa với VN-Index tính từ đầu năm tới nay, với hiệu suất đầu tư đạt 3,3%. Quy mô tài sản của Quỹ ở mức 4.721 tỷ đồng.
Báo cáo mới nhất của VLGF cho biết, tính từ đầu năm tới cuối tháng 5, VLGF giảm 4,7%, trong khi VN-Index tăng 5,2%. Tuy nhiên, nếu loại trừ mức đóng góp của các cổ phiếu nhóm VIC và nhóm Gelex, VN-Index thực chất giảm 3,4%. Việc không đầu tư vào hai nhóm này đã giúp danh mục của Quỹ tránh mức giảm mạnh trong 2 tuần đầu tháng 6. VLGF cho biết đã linh hoạt tái cơ cấu danh mục, tận dụng đà giảm mạnh của thị trường trong tháng 4 để tăng tỷ trọng ở doanh nghiệp tốt với triển vọng dài hạn tích cực, ít bị tác động bởi bối cảnh biến động thuế quan.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
“Chúng tôi cũng đánh giá các công ty niêm yết lớn tại Việt Nam ít chịu tác động trực tiếp từ thuế quan. Đối với các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp từ rủi ro này trong danh mục Quỹ VLGF, chúng tôi đánh giá là vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các đối thủ trong khu vực. Các kết luận cuối cùng về mức thuế của Việt Nam so với các nước khác sẽ cho thấy đầy đủ bức tranh về triển vọng chuỗi cung ứng của từng ngành trong tương lai”, VLGF cho biết.
Một quỹ khác cũng thuộc Công ty Quản lý quỹ SSI là Quỹ Đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI (SSI-SCA) chứng kiến hiệu suất đầu tư trong 6 tháng qua đạt 5,48% so với mức tăng 8,6% cùng giai đoạn của VN-Index. Dù vậy, SSI-SCA duy trì góc nhìn tích cực với thị trường với các luận điểm VN-Index hiện đang giao dịch với hệ số P/E trượt 12 tháng là 12,3 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3 năm là 14,6 lần.
“Chúng tôi tiếp tục duy trì triển vọng tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, nhờ vào tiến triển tích cực trong đàm phán thương mại, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về cải cách thể chế và mục tiêu tăng trưởng 8% và tiến độ nâng hạng thị trường tiếp tục được thúc đẩy… Về triển vọng nâng hạng thị trường, việc triển khai thành công hệ thống giao dịch mới KRX và đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài là những cột mốc quan trọng”, SSI SCA cho biết.
Cùng thuộc nhóm quỹ Top dưới về hiệu suất trong nửa đầu năm còn có sự góp mặt của các quỹ mở như: Quỹ Đầu tư cổ phiếu Manulife (MAFEQI) với hiệu suất 2,19%; Quỹ Đầu tư cổ phiếu triển vọng Bảo Việt (BVPF) 2,5%; Quỹ Đầu tư chủ động VND (VNDAF) 2,67%…
Cú hồi bất ngờ
Cùng với sự hồi phục của thị trường sau cú sốc thuế quan, một số quỹ có chiến lược linh hoạt đã tận dụng nhịp phục hồi để bứt phá lợi nhuận, trong đó Quỹ DCDS ghi nhận mức sinh lời gần 30% chỉ chưa đầy 3 tháng, tính từ ngày 10/4/2025. Cũng nhờ vậy, hiệu suất nửa đầu năm của Quỹ được cải thiện tích cực, đạt 15,11%. Một trong những đóng góp quan trọng chính là việc DCDS chủ động mua các cổ phiếu VIC và VHM.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Theo báo cáo của DCDS, tính tới cuối tháng 2/2025, bộ ba VHM, VIC, VRE chưa nằm trong Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của Quỹ. Tuy nhiên, tới cuối tháng 5 (theo báo cáo mới nhất), VHM là khoản đầu tư lớn nhất danh mục của DCDS với tỷ trọng 8,6% tài sản đầu tư. Bộ đôi VIC và VRE cũng nằm trong Top 10 khoản đầu tư lớn nhất với tỷ trọng lần lượt là 6,1% và 4,6%.
Theo ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn, Giám đốc Nghiệp vụ cấp cao lĩnh vực chứng khoán của Dragon Capital, hiệu suất của Quỹ có được nhờ vào việc nắm giữ tỷ trọng cao những cổ phiếu tăng tốt như TCB (38%) hay STB (26%); đồng thời, Quỹ cũng mua vào kịp thời các cổ phiếu VIC và VHM ở mức giá hấp dẫn.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/buc-tranh-hieu-suat-cua-cac-quy-dau-tu-post372968.html