Khi thông tin thuế quan đối ứng của Mỹ được công bố, mặc dù sau đó được hoãn 90 ngày để đàm phán nhưng một số nhà đầu tư vẫn lo ngại có thể tác động tới ngành cảng biển.
Tuy nhiên, nửa đầu tháng 4/2025 (thời điểm sau công bố thuế quan đối ứng), dữ liệu của Tổng cục Hải Quan cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dù giảm so với nửa cuối tháng 3 nhưng vẫn tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt 16,7 tỷ USD, tăng 10,5%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 18,7 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ.
Về triển vọng trước mắt sản lượng ngành cảng biển trong quý II/2025, bà Chế Thị Mai Trang, Trưởng phòng phân tích ngành hàng công nghiệp HSC cho biết: “Chúng tôi cho rằng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong quý II/2025 sẽ vẫn tăng trưởng mạnh nhờ hiện tượng “frontloading” tiếp diễn khi các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất hàng vào Mỹ để tránh thời hạn áp thuế đối ứng, và hàng hóa Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ”.
“Frontloading” là một chiến lược trong lĩnh vực vận chuyển và logistics, trong đó hoạt động nhập khẩu được đẩy nhanh hơn trước các thay đổi không mong muốn, như thuế quan tăng lên hay lao động đình công. Điều này đảm bảo hàng hóa đến đúng thời gian, không bị gián đoạn và doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro và chi phí phát sinh, tối ưu hóa chi phí vận chuyển.
![]() |
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Tương tự như tình hình khả quan của ngành, trong quý I/2025, là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực khai thác cảng, CTCP Gemadept (mã GMD – sàn HOSE) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Trong đó, Gemadept ghi nhận doanh thu tăng 22% lên 1.277 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 57%, lên 583 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng giám đốc Gemadept nhận định, tới thời điểm này vẫn trong giai đoạn đàm phán, nhưng ảnh hưởng của thuế quan đối ứng là khó tránh khỏi đối với chuỗi cung ứng, ngành logistics và cảng biển. Trong đó, các hãng tàu, hãng hàng không, công ty logistics đang phải thiết lập lại chuỗi cung ứng, tuyến vận chuyển; trong khi các nhà sản xuất phải đa dạng hoá chuỗi cung ứng và dịch vụ, tìm kiếm thị trường thay thế.
![]() |
Việt Nam dẫn đầu về tham gia các hiệp định thương mại tự do (Nguồn: Chứng khoán TP.HCM). |
Tuy nhiên, CEO của Gemadept cũng lưu ý, Việt Nam vẫn có những lợi thế riêng cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước, vì vậy các doanh nghiệp vẫn còn nhiều cơ hội để tập trung mở rộng, tìm thị trường mới thay thế như các khu vực EU, nội Á; doanh nghiệp nhận thấy cơ hội để tái cấu trúc hoạt động, tìm kiếm thị trường mới và đa dạng hoá thị trường; và đặc biệt với chi phí kho bãi chỉ bằng 40-50% so với các cảng trong khu vực, Việt Nam có thể là điểm đến của các container rỗng sau đàm phán để chờ tín hiệu phục hồi của thị trường.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Thực tế, dù thị trường có lo lắng nhất định nhưng Gemadept vẫn đang kiên định với mục tiêu kế hoạch kinh doanh khi không điều chỉnh giảm sản lượng năm 2025 đã xây dựng. Theo đó, trong năm 2025, sản lượng khai thác tại cảng Nam Đình Vũ dự kiến vẫn 1,35 triệu TEU (công suất cảng sẽ tăng thêm 50% so với công suất hiện tại, lên 2 triệu TEU vào cuối năm 2025 khi giai đoạn 3 sẽ được hoàn thành đưa vào khai thác); tại cảng Gemalink, dự kiến từ 1,7 – 1,8 triệu TEU. Trong đó, sản lượng hàng đi Mỹ tại cảng Nam Đình Vũ chỉ chiếm 10%, tại cảng Gemalink chỉ chiếm 20 – 25%.
Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng và mở rộng, Gemadept đang chủ động ứng phó, đồng thời linh hoạt trong điều hành; xây dựng các kịch bản kinh doanh; thực hiện phát triển các thị trường khác để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, làm việc với các hãng tàu, điều chỉnh tuyến, cơ cấu và khai thác thêm các tuyến mới đi châu Phi, châu Âu, Canada…
“Công ty dự kiến hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt kết quả tốt khi đón đầu việc tăng sản lượng trước thời điểm hoãn thuế”, ông Bình cho biết.
Hiện Gemadept đang nắm giữ khoảng 5.000 tỷ đồng tiền mặt và dự kiến tích lũy thêm 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Lãnh đạo Gemadept cũng chia sẻ kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư hoạt động cốt lõi trong thời gian tới để làm giàu thêm hệ sinh thái cảng và logistics của Công ty. Đồng thời với kỳ vọng điều chỉnh phí bốc xếp cảng nước sâu thêm 10 – 15% trong thời gian tới, Gemadept và các doanh nghiệp cảng có thể có thêm nguồn vốn tái đầu tư phát triển cảng xanh, thông minh, đáp ứng tốt yêu cầu của các hãng tàu đối tác và đóng góp thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
“Với vai trò doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, Gemadept tiếp tục chủ động các kịch bản kinh doanh ứng phó với diễn biến thuế quan và thị trường. Trong thời gian tới, Công ty còn nhiều tiềm năng về mở rộng công suất, tối ưu hệ sinh thái và tăng cường hợp lực, hợp tác với các đối tác toàn cầu để tiếp tục tham gia thêm nhiều dự án tiềm năng. Gemadept là doanh nghiệp hàng đầu ngành cảng và logistic với nền tảng phát triển 35 năm luôn vững tâm thế, giữ tăng trưởng, tạo tiền đề tốt cho tầm nhìn 2030”, ông Bình nhấn mạnh.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ceo-gemadept-gmd-nguyen-thanh-binh-cong-ty-du-kien-co-ket-qua-tot-trong-6-thang-dau-nam-2025-post368386.html