Xâm nhập thị trường Mỹ vốn không đơn giản, hiện lại càng thêm phức tạp. Trước thuế đối ứng, nhiều loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã chịu các mức thuế khá cao. Chẳng hạn, hàng dệt may là 10-10,5%; hay con tôm Việt chịu 2 loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp… Cõng thêm nhiều thứ thuế có thể là bài toán các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải giải cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, không chỉ tại Mỹ mà có thể ở các thị trường khác. Bởi theo đánh giá của giới chuyên gia, với xu hướng thương mại hiện nay, các chính phủ trên thế giới đều quan tâm, chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước.
Tâm lý lo lắng là phổ biến, nhưng với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, họ phải bình tĩnh, từng bước hóa giải những khó khăn. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn xuất hàng tại cảng, tức là theo hợp đồng, phía bạn hàng phải chịu phần thuế đội thêm. Nhưng “buôn có bạn, bán có phường” như lời ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch TNG chia sẻ, các doanh nghiệp trong Hiệp hội Dệt may Việt Nam chấp thuận chịu 1-2% phần thuế đối ứng tăng thêm.
Thuế cao hay thấp quan trọng nhưng với doanh nghiệp, quan trọng hơn là mức thuế áp với Việt Nam có mối tương quan như thế nào so với các đối thủ trên thương trường. Nếu tất cả cùng tăng hoặc Việt Nam có mức dễ chịu hơn, doanh nghiệp còn khả năng chống chịu. Phối hợp cùng đối tác để triển khai các giải pháp hạ giá thành, đa dạng hóa thị trường cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp tính đến nhằm chuẩn bị cho những kịch bản rủi ro có thể xảy ra.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Việc chuyển hướng thị trường hay thay đổi mô hình kinh doanh đòi hỏi bản lĩnh của người điều hành doanh nghiệp, song qua chất vấn, thảo luận ở nhiều cuộc họp đại hội đồng cổ đông, giới đầu tư có niềm tin vào khả năng này. Bởi thế, trong sóng gió, những doanh nghiệp duy trì được đà tăng trưởng, có sách lược quản trị rủi ro, giữ vững cam kết với cổ đông, thực hiện được lời hứa với các cổ đông, vẫn là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Thực hiện chuyên đề “Mùa đại hội đồng cổ đông – thúc đẩy sự hiệu quả” trong số báo này, Đầu tư Chứng khoán chia sẻ những góc nhìn, thông tin sâu về các doanh nghiệp với mong muốn nhà đầu tư đi dài trên hành trình phía trước.
Nhìn xa hơn là hành trình của các doanh nghiệp. Bên lề nhiều cuộc họp đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo các doanh nghiệp đều ngầm định coi thương trường là cuộc đua trường kỳ, ai không biết phân phối sức hoặc quá yếu sẽ rớt lại bên đường. Số đông coi thương trường là chiến trường, ứng xử với các biến động đòi hỏi sự bao quát, nhanh nhẹn và sắc bén. Có lẽ đó cũng là tâm thế mà nhà đầu tư cần trang bị trong một thế giới có nhiều biến số khó đoán định.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/chon-ban-duong-giua-vung-nhieu-dong-post368310.html