Chứng khoán châu Á dậy sóng trước áp lực chính sách mới

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 192,58 điểm (0,51%) đạt mức 37. 724,11 điểm. Đáng chú ý, lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn của nước này đồng loạt giảm mạnh sau thông tin Bộ Tài chính Nhật Bản có thể sẽ cắt giảm lượng phát hành loại tài sản này.

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm giảm 18,5 điểm cơ bản, xuống còn 2,85%, sau khi có lúc chạm đỉnh 2,955% trong phiên. Tuần trước, lợi suất trái phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục sau một phiên đấu giá trái phiếu kỳ hạn 20 năm kém sôi động, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) giảm tốc độ mua vào tài sản.

Đợt bán tháo lan rộng tại thị trường châu Á cho thấy mức độ nhạy cảm gia tăng của nhà đầu tư
Chứng khoán châu Á phiên 27/5

Tại Trung Quốc, thị trường tiếp tục ghi nhận sắc đỏ với chỉ số Shanghai Composite mất 0,12% xuống còn 3.340,69 điểm , chỉ số SI300 giảm 0,54% xuống mức 3.839,40 điểm. Trái lại, thị trường Hồng Kông hồi phục với chỉ số Hang Seng tăng nhẹ 0,41% lên 23.370,50 điểm.

Theo Reuters, Bộ Thương mại Trung Quốc dự kiến tổ chức cuộc họp với các hiệp hội ngành và các nhà sản xuất ôtô như BYD và Dongfeng Motor để thúc ẩy tiêu thụ xe đã qua đăng ký nhưng chưa từng sử dụng, nhằm một phần nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng tiêu dùng nội địa.

Dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng tốc trong tháng 4, mang lại kỳ vọng cho các nhà hoạch định chính sách rằng các biện pháp kích thích gần đây đang phát huy hiệu quả, bất chấp căng thẳng thương mại kéo dài với Mỹ.

Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tác động từ chính sách của Mỹ. Quyết định của chính quyền Tổng thống Trump trong việc áp thuế bổ sung lên hàng hóa Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về đà phục hồi vốn phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu của nền kinh tế số hai thế giới.

Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,27% xuống còn 2.637,22 điểm. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) sẽ cắt giảm lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản vào thứ Năm do hoạt động kinh tế suy giảm trong quý vừa qua và lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc BOK Rhee Chang-yong từng phát tín hiệu về khả năng nới lỏng chính sách tại cuộc họp tháng 4, trước khi dữ liệu GDP cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc suy giảm 0,2% trong quý I/2025 so với quý trước.

Tại các thị trường châu Á khác, chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,93% xuống còn 21.336,54 điểm. Chỉ số Sensex của Ấn Độ lùi 0,815 đạt 81.516,43 điểm. Thị trường Australia cũng ghi nhận sắc xanh khi S&P/ASX 200 tăng 0,56%, đạt 8.407,60 điểm.

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục gặp áp lực giảm giá trong bối cảnh nhà đầu tư ngày càng lo ngại về mức thâm hụt ngân sách và nợ công của Mỹ. Chỉ số Dollar Index giảm 0,1%, đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp.

Đồng USD giảm 0,3% còn 142,39 Yen, trong khi Euro tăng nhẹ 0,1% lên 1,1397 USD, giao dịch gần mức đỉnh kể từ cuối tháng 4. Đồng bảng Anh ổn định quanh ngưỡng 1,3571 USD.

Đồng đô la New Zealand điều chỉnh nhẹ 0,1% còn 0,5994 USD, sau khi lập đỉnh 6 tháng ở 0,6031 USD trong phiên đầu tuần. Giới phân tích kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ cắt giảm lãi suất xuống 3,25% trong cuộc họp chính sách sắp tới, dù triển vọng chính sách trong các tháng tới vẫn chưa rõ ràng.

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/chung-khoan-chau-a-day-song-truoc-ap-luc-chinh-sach-moi-1380985.html

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *