Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu QNS
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2025 của CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS – UPCoM) dự phóng lần lượt đạt 10.884 và 2.318 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 6,3% và giảm 2,5%.
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với QNS, giá kỳ vọng 59.100 đồng/cp ở thời điểm cuối năm 2025 dựa trên phương pháp định giá DCF.
Giá mục tiêu của cổ phiếu CTG là 49.508 đồng/CP
CTCK Tiên Phong (TPS)
Với CTG, chúng tôi đánh giá cao triển vọng 2025 tích cực nhờ 1) tăng trưởng tín dụng 2024 đạt 16.9%, vượt trội trung bình ngành và các thành viên khác của nhóm Big 4, đây là điều kiện thuận lợi để CTG được NHNN cấp room tín dụng cao tiếp tục trong 2025; 2) biên lãi ròng (NIM) 2024 cao nhất Big 4 giúp CTG có nhiều dư địa giảm lãi suất cho vay để giành thị phần và thuận lợi hơn dưới áp lực giảm lãi suất cho vay của Chính phủ; 3) chất lượng tài sản cải thiện với nợ xấu có xu hướng giảm và hiện ở mức 1,2% cuối 2024 (chỉ tiêu <1.8%) trong khi hệ số bao phủ nợ xấu tăng lên 171% (đứng thứ 2 toàn ngành, chỉ sau VCB, cao hơn BID).
Chúng tôi cũng lưu ý rằng các khoản nợ xấu và nợ tồn đọng ở chu kỳ trước đã được CTG xử lý phần lớn trong năm 2024, điều này tạo điều kiện cho CTG có thể giảm chi phí tín dụng trong năm 2025 và có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng trong bối cảnh nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 8%.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Theo đó, CTG có thể được định giá lại khi P/B thấp hơn VCB và BID trong nhiều năm qua trong khi chất lượng tài sản đều cải thiện nhanh và tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Bên cạnh đó, câu chuyện chia cổ tức lớn sẽ là chất xúc tác cho cổ phiếu CTG, tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên năm nay, Ban lãnh đạo đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2024 là 29%, cho các năm trước như 2021-2022, 2009-2016 với tỷ lệ 45%. Chúng tôi dự phóng EPS và BVPS lần lượt cho 2025F là 5.532 và 33.005 đồng, mức mục tiêu P/B là 1.5 (TB 4 năm qua, thấp hơn VCB và BID để phản ánh sự thận trọng của chúng tôi). Theo đó, mức giá mục tiêu CTG của chúng tôi là 49.508 đồng, cao hơn 37.0% so với giá đóng cửa ngày 10/04/2025.
Giá mục tiêu của cổ phiếu VCB là 74.100 đồng/CP
CTCK Tiên Phong (TPS)
Chúng tôi kỳ vọng VCB có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 2025 nhờ dư địa cao về chất lượng tài sản tốt và lãi suất cho vay thuộc nhóm thấp nhất ngành. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho rằng xu hướng cạnh tranh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng sẽ ít tác động với VCB do lãi suất cho vay tại VCB đã thấp và tập khách hàng của VCB cũng là tập khách hàng chất lượng, kỳ vọng sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn qua các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Ngoài ra, việc nhận chuyển giao bắt buộc CBBank từ tháng 10/2024 cũng sẽ giúp VCB tăng trưởng tín dụng tích cực hơn trong 2025.
Tỷ lệ LLR cao nhất ngành trong khi tỷ lệ NPL thấp nhất nhiều năm khiến VCB luôn có ít áp lực cho chi phí dự phòng và VCB có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
Với vị thế dẫn đầu về chất lượng tài sản và vị thế cạnh tranh trong ngành, chúng tôi kỳ vọng VCB sẽ được định giá lại nhờ tiềm năng tăng tốc trở lại trong 2025. Chúng tôi dự phóng EPS và BVPS lần lượt cho 2025F là 5.030 và 28.501 đồng, mức mục tiêu P/B là 2,6 (so với chính lịch sử trung bình 3 năm qua của VCB để phản ánh vị thế riêng của ngân hàng). Theo đó, mức giá mục tiêu VCB của chúng tôi là 74.101 đồng, cao hơn 32.0% so với giá đóng cửa ngày 10/04/2025.
Giá mục tiêu của cổ phiếu BID là 43.884 đồng/CP
CTCK Tiên Phong (TPS)
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Với BID, chúng tôi đánh giá cao triển vọng 2025 tích cực nhờ chất lượng tài sản tiếp tục duy trì tốt với 1) hệ số bao phủ nợ xấu (LLR) đứng thứ 3 toàn ngành với 134%; 2) tỷ lệ NPL thấp với 1,4%; 3) LDR ước tính chỉ 83.8%, dưới mức trần 85% của NHNN, theo đó, mặc dù có chịu áp lực từ LDR nhưng chúng tôi cho rằng BID có nhiều khả năng xử lý việc này nhờ vị thế ngân hàng và lợi thế về tăng huy động từ kênh dân, tuy nhiên, chúng tôi vẫn thận trọng kỳ vọng mức LDR cuối năm 2025 sẽ tăng lên mức 84%, vẫn dưới mức trần cho phép của NHNN.
Năm 2023 và 2024, tăng trưởng tín dụng của BID đạt lần lượt 17% và 16,2%, đều cao hơn trung bình ngành và tốt so với VCB và CTG. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng BID sẽ được NHNN cấp room tín dụng tiếp tục tích cực từ 17% cho năm 2025. Tỷ lệ LLR cao chỉ sau VCB và CTG, đạt mức 134%, theo đó, chúng tôi kỳ vọng giảm BID giảm chi phí tín dụng và có nhiều tiềm năng hoàn nhập dự phòng trong 2025.
Ngoài ra, BIDV và Edmond de Rothschild đã ký kết hợp tác chiến lược cung cấp dịch vụ Private Banking để phục vụ tệp khách hàng cao cấp tại Việt Nam. Edmond de Rothschild là một định chế tài chính hàng đầu về đầu tư trên thế giới, có lịch sử lâu đời tại Châu Âu, hoạt động đa quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý và phát triển gia sản. Chúng tôi kỳ vọng Rothschild sẽ giúp BID nâng cao vị thế với các tiêu chuẩn châu Âu cũng như khai thác hiệu quả nhất tệp khách hàng lưu trung lưu đang tăng mạnh tại Việt Nam.
Chúng tôi dự phóng EPS và BVPS lần lượt cho 2025F là 4.130 và 24.380 đồng, mức mục tiêu P/B là 1.8x lần (so với chính lịch sử trung bình 3 năm qua của BID để phản ánh vị thế riêng của ngân hàng). Theo đó, mức giá mục tiêu BID của chúng tôi là 43.884 đồng, cao hơn 26.5% so với giá đóng cửa ngày 10/04/2025.
Giá mục tiêu của cổ phiếu TCB là 34.223 đồng/CP
CTCK Tiên Phong (TPS)
Chúng tôi cho rằng TCB có nhiều dư địa để tăng tốc trong năm 2025. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng của TCB trong 5 năm qua luôn duy trì trên 20% là một cơ sở để kỳ vọng năm nay TCB cũng sẽ được NHNN cấp room tín dụng >20% cho 2025.
Chúng tôi ưu thích TCB nhờ lợi thế tập khách hàng chất lượng cao, ngân hàng tạo ra được mức NIM cao (4,2%) nhờ chi phí tài chính (COF) thấp 3,3% và quản lý tốt chất lượng giải ngân. Theo đó, TCB có nhiều lợi thế để cạnh tranh cho vay trong nhóm các ngân hàng TMCP như ưu đãi lãi vay, bán chéo sản phẩm.
Tỷ lệ LLR cao trong khi nợ xấu thấp khi TCB đã tăng cường cơ cấu lại các khoản cho vay hiện tại cũng như chất lượng tài sản trong 2024 giúp TCB sẽ giảm áp lực lên chi phí tín dụng trong 2025 cũng như có thể hoàn nhập dự phòng khi nền kinh tế tăng trưởng trên 8%.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Ngoài ra, cho vay mảng bất động sản và tư vấn của TCB cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ với 30%. Chúng tôi kỳ vọng thị trường bất động sản có thể hồi phục trong nửa cuối năm 2025 nhờ lãi suất thấp và câu chuyện tái cơ cấu các đơn vị hành chính ở Việt Nam, theo đó, TCB sẽ là một trong các ngân hàng hưởng lợi tốt từ xu hướng này nhờ tăng tốc tín dụng và có thể xử lý nợ xấu, hoàn nhập dự phòng.
Đối với câu chuyện bancassurance, TCB đã chấm dứt hợp tác banca với Manulife từ cuối 2024 để để tự phát triển công ty bảo hiểm riêng TCLife, trong đó, TCB nắm 80% và nhóm Vingroup nắm 20%. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là câu chuyện tích cực trong tương lai bên cạnh câu chuyện có thể IPO công ty TCBS trong năm nay.
Chúng tôi dự phóng EPS và BVPS lần lượt cho 2025F là 3.862 và 24.445 đồng, mức mục tiêu P/B là 1.4x lần (so với lịch sử trung bình 3 năm). Theo đó, mức giá mục tiêu TCB của chúng tôi là 34.223 đồng, cao hơn 35.5% so với giá đóng cửa ngày 10/04/2025.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-can-quan-tam-ngay-164-post367520.html