window.addEventListener(‘load’, function(){
if(typeof Web_AdsArticleAfterAvatar != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterAvatar, ‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’).style.display = “none”;}
});
Đầu tư công tăng tốc, cổ phiếu hạ tầng hưởng lợi
Giải ngân đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng chủ lực của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/6/2025 đạt trên 268.100 tỷ đồng, bằng 32,5% kế hoạch năm mà Thủ tướng Chính phủ giao. Kết quả này cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 (là mức 28,2%) và về số tuyệt đối là hơn khoảng 80 nghìn tỷ đồng.
Điều này cho thấy dòng vốn đầu tư công đang được khơi thông mạnh mẽ, đặc biệt là đối với các dự án quan trọng Quốc gia, các dự án trọng điểm, tạo ra động lực mới, không gian mới cho phát triển kinh tế – xã hội, đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với mục tiêu giải ngân năm 2025 lên tới 825.900 tỷ đồng, tăng 21% so với kế hoạch 2024 và cao hơn 29,9% so với mức thực hiện năm trước và thực tế giải ngân đạt kết quả tích cực trong nửa đầu năm, các doanh nghiệp hưởng lợi từ lĩnh vực này như hạ tầng, xây lắp, vật liệu, viễn thông… được kỳ vọng sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2025 tăng trưởng cao.
Trong báo cáo ngày 7/7/2025, VinaCapital đánh giá đầu tư công hiện là “xương sống” trong kịch bản tăng trưởng năm nay. Quỹ này đã sớm cơ cấu danh mục, tăng tỷ trọng cổ phiếu vật liệu xây dựng, hạ tầng và logistics ngay từ quý I/2025, với nhận định dòng vốn đầu tư công đang lan tỏa mạnh hơn so với các chu kỳ trước.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Trên thị trường, nhóm cổ phiếu xây dựng hạ tầng ghi nhận đà tăng tích cực, với sự dẫn dắt của những doanh nghiệp như Vinaconex (VCG), Fecon (FCN), Coteccons (CTD), Licogi 16 (LCG). Đây đều là các tên tuổi có kinh nghiệm triển khai dự án lớn, có năng lực huy động vốn tốt và hệ thống quản trị rủi ro tương đối bài bản.
Điểm sáng từ các nhà thầu lớn
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp trong nhóm này ghi nhận lượng hợp đồng chuyển tiếp (backlog) từ năm 2024 sang 2025 tăng gần 30%, tạo nền doanh thu ổn định cho cả năm nay. Trong đó, VCG đang sở hữu lợi thế vượt trội trong nhóm cả về quy mô backlog lẫn mức độ đảm bảo doanh thu trong các năm tới.
Hay một doanh nghiệp khác cũng có “câu chuyện” đáng chú ý là Fecon. Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Công ty cổ phần Fecon (FCN) đã thông qua mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu hợp nhất 5.000 tỷ đồng, tăng 48% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 200 tỷ đồng, tăng 565% so với mức thực hiện năm 2024.
Fecon dự báo, năm 2025, thị trường xây dựng sẽ dần phục hồi và phát triển mạnh mẽ, hướng tới nhiều cơ hội bứt phá. Với các dự án bản lề có quy mô lớn đã được ký kết trong nửa cuối năm 2024 ở các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, cảng biển, xử lý nước thải, công trình ngầm và dân dụng, Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Đầu tháng 7, Fecon công bố, doanh nghiệp này cùng các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái đã liên tiếp trúng thầu nhiều dự án lớn trong quý II/2025, với tổng giá trị hợp đồng vượt 1.310 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị các gói thầu mà Fecon ký kết trên 3.500 tỷ đồng, trải rộng trên khắp cả nước.
Nổi bật trong số các gói thầu mới là hạng mục “Thi công kè ứng phó biến đổi khí hậu – đoạn 4, 5, 6” thuộc Dự án Khu đô thị mới Thuận Phước Đà Nẵng, có giá trị hơn 500 tỷ đồng. Đây là công trình hạ tầng ven biển quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Không chỉ góp phần phát triển đô thị bền vững, tuyến kè còn đóng vai trò như một “hàng rào mềm” trước nguy cơ nước biển dâng và xâm nhập mặn.
Trước đó, trong tháng 6/2025, Fecon đã trúng thầu gói thầu có giá trị hơn 435 tỷ đồng tại Dự án Hỗn hợp đỗ xe, văn phòng công nghệ và dịch vụ tại lô đất A5 quy mô 1 ha, đường Cổ Linh, Hà Nội. Phạm vi thi công bao gồm các công tác chuẩn bị, thi công cọc và kết cấu ngầm, kết cấu thân cho ba tòa DV1, DV2, DV3 – tiếp tục thể hiện năng lực thi công tổng thể của Fecon đối với các công trình cao tầng, phức hợp.
Song song với các gói thầu do Fecon trực tiếp triển khai, các công ty thành viên của Fecon cũng ghi dấu ấn bằng các gói thầu nền móng & kết cấu hạ tầng với các chủ đầu tư lớn như Vingroup tại Cần Giờ, TP.HCM; BRG tại TP. Đà Nẵng, Hoà Phát tại Quảng Ngãi… với tổng giá trị hợp đồng gần 200 tỷ đồng.
Bên cạnh chuỗi dự án mới trong quý II, từ đầu năm 2025 đến nay, Fecon cũng đã được lựa chọn tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm Quốc gia. Trong đó có thể kể đến các gói thầu tại Dự án Sân bay Long Thành – nơi Fecon góp mặt trong liên danh cùng CC1 và Coteccons, liên danh Thống Nhất. Tại Dự án Cảng Mỹ Thuỷ – Quảng Trị, Fecon và các đơn vị trong liên danh hiện cũng đang triển khai nhiều hạng mục quan trọng bao gồm thi công cọc, kết cấu bến, đê chắn sóng, nạo vét… tiếp tục củng cố vị thế nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực thi công công cảng biển và logistic.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Về dài hạn, ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư công, tiếp tục cho thấy triển vọng tích cực. VinaCapital cho rằng, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để duy trì đà giải ngân mạnh mẽ cho đầu tư hạ tầng. Nợ công của Chính phủ hiện ở mức dưới 40% GDP, thặng dư ngân sách trong 5 tháng đầu năm đạt trên 5% GDP và có hơn 45 tỷ USD chưa được giải ngân cho cơ sở hạ tầng.
Đại diện Fecon cho biết, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2025 – 2030, Fecon xác định ưu tiên các lĩnh vực thế mạnh như công trình ngầm và đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, cảng biển & hạ tầng logistic, xây dựng công nghiệp và năng lượng, hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn hàng đầu trong xây dựng và phát triển hạ tầng bền vững tại Việt Nam.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-huong-loi-tu-dau-tu-cong-ky-vong-but-pha-trong-dai-han-post372894.html