VN-Index: Mất mốc MA20
Thị trường tuần qua mở đầu với một phiên phục hồi mạnh về điểm số, nhưng khi tiến gần ngưỡng kháng cự 1.340 điểm, đà tăng nhanh chóng suy yếu và dần xóa bỏ các nỗ lực hồi phục. VN-Index giảm thêm hơn 4 điểm trong phiên cuối tuần, lùi về 1.317,46 điểm. Thanh khoản toàn thị trường vẫn yếu, nằm dưới mức trung bình 20 phiên.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục đóng vai trò trụ đỡ, giúp thị trường không giảm sâu. Nổi bật nhất là bộ đôi VIC và VHM của “nhà” Vingroup, đóng góp gần 7 điểm cho chỉ số chung. Nhờ đó, nhóm bất động sản có phần ổn định hơn so với các ngành khác. Một số mã khác có diễn biến tích cực là SHB, GVR, VRE, TCB. Ngược lại, áp lực bán lan rộng, khiến nhiều nhóm ngành chịu biến động tiêu cực. Trong đó, mã VCB, FPT và LPB lấy đi tổng cộng hơn 4,7 điểm khỏi VN-Index.
![]() |
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Khối ngoại bán ròng hơn 2.186 tỷ đồng trong tuần qua, tập trung vào nhóm ngân hàng, đặc biệt là mã TPB và SHB, cùng với cổ phiếu thuộc nhóm thực phẩm – đồ uống như DBC và công nghệ như FPT. Ở chiều mua, nhóm bất động sản được quan tâm với các mã như VRE, SIP, bên cạnh đó là sự trở lại nhẹ của dòng tiền ở nhóm chứng khoán trong phiên cuối tuần, với mã VIX, VND và VCI được mua ròng.
Kết tuần, VN-Index mất mốc MA20, đánh dấu tín hiệu tiêu cực nhẹ về mặt kỹ thuật. Khi đà tăng chưa có sự đồng thuận, chỉ số có khả năng cao sẽ tiếp tục rung lắc, có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.300 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là một nhịp điều chỉnh sau giai đoạn tăng nóng, chưa phải tín hiệu cho xu hướng giảm sâu.
Bất động sản:Chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới
Nhiều ngân hàng đang triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, hướng đến đối tượng khách hàng trẻ dưới 35 tuổi, giúp cải thiện thanh khoản của thị trường bất động sản.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Khi lãi suất vay thấp hơn, nhu cầu mua nhà tăng lên do người dân cảm thấy ít áp lực tài chính hơn, đặc biệt là các gia đình trẻ. Với các gói vay từ VIB, BIDV, SHB, ACB, LPBank,… thanh khoản bất động sản tăng mạnh do khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn. Khi nhiều người mua nhà thông qua các gói vay ưu đãi, sức cầu nhà ở tăng, giúp thị trường sôi động hơn và giảm tình trạng tồn kho bất động sản.
Hiện tại, tỷ trọng cho vay mua nhà chiếm khoảng 15 – 20% tổng dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Với quy mô các gói vay lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, tỷ trọng cho vay mua nhà trong tổng dư nợ có thể tăng thêm 5 – 7% trong ngắn hạn. Các ngân hàng đang ưu tiên cho vay mua nhà hơn các lĩnh vực rủi ro khác như chứng khoán hay tiêu dùng, nhằm bảo đảm an toàn tín dụng mà vẫn thúc đẩy được tăng trưởng tín dụng.
Trong các nhận định trước đây về ngành bất động sản, chúng tôi có đề cập đến các chính sách tháo gỡ khó khăn và khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp bất động sản. Nhiều văn bản luật liên quan đến đất đai, xây dựng và đầu tư đã được sửa đổi và hoàn thiện, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và minh bạch cho thị trường bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các thông tư nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường, bao gồm Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Bên cạnh đó, Chính phủ đẩy mạnh các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc, đường vành đai và tuyến metro, giúp kết nối các khu vực và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Do đó, trong thời gian tới, tỷ lệ hấp thụ của các dự án bất động sản mở bán mới có thể tập trung nhiều vào quý II và III/2025. Những chính sách trên không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn, mà còn tạo nền tảng cho thị trường phát triển. Chúng tôi cũng tin rằng, cải thiện tình hình thị trường bất động sản sẽ tạo ra tác động lan tỏa đến nhiều ngành nghề khác, không chỉ có xây dựng mà còn có cả tiêu dùng.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dong-tien-than-trong-va-phan-hoa-post366412.html