Ngoài thế chấp cổ phần của các công ty con/ liên kết, Tập đoàn Đạt Phương đã thế chấp hàng loạt tài sản, để bảo đảm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn tại các ngân hàng.
Như Tài chính Doanh nghiệp trước đó thông tin, Công ty cổ phần Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đã có thông tin về việc thế chấp cổ phần thuộc sở hữu của doanh nghiệp này tại các công ty con/ công ty liên kết và bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tín dụng cho Công ty cổ phần Kính Đạt Phương (DPGlass).
Đây là giao của doanh nghiệp này tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (NHCT) khi thực hiện dự án nhà máy sản xuất kính hoa siêu trắng Đạt Phương. Cùng với đó, doanh nghiệp này thông qua chủ trương góp thêm vốn vào Công ty cổ phần Kính Đạt Phương.
Đạt Phương bị âm dòng tiền kinh doanh
Công ty cổ phần Tập đoàn Đạt Phương.
Theo báo cáo tài chính mới nhất quý I/2025, doanh nghiệp này có doanh thu đạt 527 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt thấp hơn với 425 tỷ đồng. Sau khi trừ giá vốn, Tập đoàn Đạt Phương ghi nhận lợi nhuận gộp ở mức 152 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý I/2025 cho thấy, Tập đoàn Đạt Phương có lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước thấp hơn với 77 tỷ đồng. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp này cũng cho thấy, nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp này chủ yếu đến từ các hợp đồng xây dựng (351 tỷ đồng) và từ bán điện thương phẩm với (166 tỷ đồng).
Dù kết quả kinh doanh cho thấy sự tăng trưởng nhẹ, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp lại cho thấy một màu sắc khác khi âm 134 tỷ đồng. Đây cũng là con số khá khả quan khi cùng kỳ năm 2024, Tập đoàn Đạt Phương bị âm đến gần 500 tỷ đồng.
Về cơ cấu vốn, tính đến thời điểm hết quý I/2025, doanh nghiệp này có tổng nguồn vốn là 6.301 tỷ đồng. Trong đó, nợ chiếm đến 3.602 tỷ đồng và vốn là 2.698 tỷ đồng.
Điều này khiến cho hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu tạo khoảng cách 1.3 lần. Đáng lưu ý, nợ của doanh nghiệp này chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 2.280 tỷ đồng và sau đó là nợ dài hạn với 1.321 tỷ đồng.
Thế chấp từ dự án cho đến cổ phiếu
Ngoài thế chấp cổ phần của các công ty con/ liên kết, Tập đoàn Đạt Phương đã thế chấp hàng loạt tài sản, để bảo đảm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn tại các ngân hàng.
Cụ thể, các khoản vay dài hạn là: Các khoản vay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long để mua sắm máy móc thiết bị với thời hạn vay 60 tháng, lãi suất thả nổi, được điều chỉnh 1 đến 6 tháng một lần. Tài sản đảm bảo là các tài sản hình thành từ vốn vay.
Khoản vay dài hạn TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long tại Công ty thuỷ điện Đạt Phương Sơn Trà (công ty con) theo hợp đồng tín dụng ngày 22/11/2023 và ngày 11/12/2023 để trả nợ trước hạn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh 12 TP. HCM các khoản vay cho dự án thuỷ điện Sơn Trà.
Khu đô thị dịch vụ Cồn Tiến của Đạt Phương. Ảnh: Phước Nguyên
Tổng hạn mức cho vay của các hợp đồng là 1.151.000.000.000 đồng. Thời hạn vay tối đa đến hết ngày 22/2/2035 với lãi suất 6,4% trong năm đầu tiên và thay đổi trong các năm tiếp theo thông của ngân hàng. Khoản vay được đảm bảo bằng việc thế chấp toàn bộ tài sản cố định hữu hình của công ty con;
Khoản vay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long tại Công ty cổ phần Đạt Phương Hội An (công ty con) theo hợp đồng tín dụng năm 2021 để thanh toán các khoản chi phí đầu tư hợp pháp của dự án KĐT dịch vụ Cồn Tiến. Thời hạn vay là 60 tháng từ ngày giải ngân đầu tiên, với. hạn mức cho vay là 1.675.000.000.000 đồng. Lãi suất theo từng lần nhận nợ và được điều chỉnh lãi suất 1 tháng 1 lần.
Thời gian ân hạn là 12 tháng kể từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân đầu tiên. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc khu đô thị dịch vụ Cồn Tiến;
Khoản vay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long tại Công ty cổ phần Đạt Phương Hội An (công ty con) theo Hợp đồng tín dụng năm 2022 để tài trợ cho các nhu cầu tín dụng hợp pháp, hợp lý, hợp lệ liên quan đến việc đầu tư thực hiện Dự án Khách sạn Casamia Hội An (nằm trong Dự án Khu đô thị Võng Nhi), thời hạn vay tối đa 156 tháng từ ngày giải ngân đầu tiên (ngày 03/01/2023), hạn mức cho vay là 290.000.000.000 đồng.
Lãi suất cố định 8,5%/năm trong vòng 2 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên (đối với các khoản giải ngân đến hết ngày 31/3/2023), các khoản giải ngân sau 01/4/2023 chịu lãi suất cơ sở + margin. Thời gian ân hạn tối đa 03 năm kể từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân đầu tiên nhưng không quá 6 tháng kể từ khi có nguồn thu từ Dự án. Tài sản đảm bảo là một số quyền sử dụng đất của Dự án Casamia Hội An; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc Dự án Khách sạn Casamia Hội An;
Khoản vay Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quận 5 theo các hợp đồng tín dụng năm 2020 để phục vụ hoạt động đầu tư Dự án Điện Mặt trời mái nhà. Thời hạn vay 84 tháng từ ngày giải ngân khoản đầu tiên, lãi suất thả nổi. Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay.
Cầm cố tài sản của các cá nhân
Tiếp theo là các khoản vay ngắn hạn gồm: Khoản vay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thăng Long với hạn mức tín dụng 750.000.000.000 đồng để thanh toán công nợ với nhà cung cấp với lãi suất áp dụng cho từng món vay được quy định trong khế ước nhận nợ, thời hạn vay từ 6 đến 12 tháng. Khoản vay này được đảm bảo bằng việc cầm cố tài sản của các cá nhân là bên liên quan với công ty có ký hợp đồng cho mượn tài sản để cầm cố;
Tài sản của các cá nhân.
Khoản vay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long với hạn mức tín dụng 700.000.000.000 đồng để thanh toán công nợ với nhà cung cấp với lãi suất áp dụng cho từng món vay được quy định trong khế ước nhận nợ, thời hạn vay từ 6 đến 12 tháng;
Khoản vay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long với hạn mức tín dụng là 300.000.000.000 đồng để thanh toán công nợ với nhà cung cấp với lãi suất áp dụng cho từng món vay được quy định trong khế ước nhận nợ, thời hạn vay từ 3 đến 12 tháng.
Nguồn: https://stockbiz.vn/tin-tuc/dpg-lo-dien-khoi-tai-san-lon-bi-dat-phuong-the-chap-ngan-hang/33638347