Nhận định thị trường và chiến lược đầu tư sắp tới
Trái ngược với dự báo của chúng tôi cũng như của phần lớn các tổ chức và thành viên trên thị trường, Chính phủ Mỹ đã khiến cả thế giới biến động với một chính sách thuế đầy bất ngờ, rồi lập tức “quay xe”. Diễn biến đột ngột này đã kéo theo sự sụp đổ ngắn hạn của thị trường chứng khoán toàn cầu, trước khi các chỉ số phục hồi nhanh. Thị trường Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó, khi chỉ trong một tuần đã chứng kiến nhiều kỷ lục: hai phiên giảm điểm sâu chưa từng có, một phiên tăng trần chưa từng thấy, cùng với thanh khoản lập đỉnh trong phiên giảm và chạm đáy trong phiên tăng cũng chưa từng thấy.
Tâm lý thị trường dần hồi phục sau thông báo từ Nhà Trắng vào ngày 10/4/2025. Theo đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày và hạ thuế suất xuống còn 10% đối với các đối tác không có hành động trả đũa – trong đó có Việt Nam.
Việc được áp dụng mức thuế 10% giống như đa số các đối tác thương mại khác, cùng với thời gian hoãn áp thuế trong 90 ngày, đã mở ra cơ hội quan trọng cho các cuộc đàm phán song phương. Một ngày trước đó, 9/4, Việt Nam đã có cuộc gặp cấp cao giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và đại diện Thương mại Mỹ cùng các thành viên Chính phủ, Quốc hội Mỹ. Việc mở rộng đối thoại từ Bộ Tài chính sang Văn phòng Đại diện Thương mại (USTR) cho thấy Mỹ đang nhìn nhận Việt Nam như một đối tác chiến lược quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, chỉ có 15 quốc gia có hiệp định thương mại chính thức với Mỹ và Việt Nam có thể nằm trong nhóm này.
![]() |
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Về trung hạn, việc Mỹ yêu cầu siết chặt hoạt động gian lận xuất xứ hàng hóa không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội lớn cho Việt Nam. Khi các nhà sản xuất buộc phải xây dựng năng lực sản xuất thực sự tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng – từ dệt may cơ bản đến công nghệ cao như điện mặt trời – có thể sẽ tăng tốc. Điều này không chỉ kích thích dòng vốn FDI mới, mà còn củng cố đà phục hồi của thị trường trong thời gian tới.
Bước ngoặt trong chính sách thuế lần này thực sự rất mạnh mẽ. Từ vị thế là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị áp thuế ở mức cao hàng đầu, Việt Nam đã chuyển sang nhóm được hưởng lợi, khi mức thuế quan được áp dụng đồng đều như các nước khác. Nếu xu hướng này tiếp diễn, làn sóng “Trung Quốc +1” sẽ càng trở nên rõ rệt và Việt Nam có thể là quốc gia hưởng lợi chính từ sự dịch chuyển sản xuất này. Trong kịch bản này, bức tranh vĩ mô của Việt Nam có khả năng tích cực hơn nữa – tương tự như giai đoạn nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump.
Dù động thái hoãn áp thuế mang lại tâm lý tích cực trước mắt, giới đầu tư vẫn cần giữ sự thận trọng, bởi chính sách của ông Donald Trump vốn khó đoán định và quan điểm cứng rắn với Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn. Tuy vậy, những tín hiệu tích cực hiện tại vẫn đủ để kỳ vọng dòng tiền đầu tư sẽ sớm quay trở lại, đặc biệt khi triển vọng thương mại tiếp tục cải thiện.
Dòng tiền phân hóa, nhà đầu tư nội giữ vai trò chủ đạo
Thị trường đang ghi nhận sự phân hóa rõ rệt giữa động thái của khối ngoại và nhà đầu tư trong nước. Trong khi nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng bán ròng, dẫn đến tỷ lệ sở hữu của nhóm nhà đầu tư này rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, khoảng 16%, thì dòng tiền trong nước, bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, lại đóng vai trò lực mua cân bằng, phản ánh niềm tin vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế. Sự tự tin này được củng cố bởi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, bao gồm đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng, cắt giảm chi phí thuê đất và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công – những yếu tố then chốt thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng nội địa.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Trong ngắn hạn, diễn biến thị trường vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố kỹ thuật. Tuần qua ghi nhận những phiên giảm điểm sâu do hiện tượng bị bán giải chấp hàng loạt, lan rộng từ các tài khoản sử dụng đòn bẩy cao, nhưng hạn mức cho vay ký quỹ tại phần lớn các công ty chứng khoán lớn vẫn ở dưới ngưỡng tối đa một khoảng cách không nhỏ. Điều này phản ánh mức độ thận trọng cao của các công ty chứng khoán trước diễn biến thị trường còn nhiều biến động.
Theo đó, chiến lược đầu tư hợp lý là giải ngân thận trọng, phân bổ tỷ lệ bắt đáy thấp, phần lớn để dành cho tới khi thị trường ổn định. Bên cạnh đó, tận dụng các nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục theo hướng ưu tiên các nhóm ngành có hoạt động kinh doanh cốt lõi gắn liền với thị trường nội địa. Ngoài ra, yếu tố tiềm năng tăng giá và tỷ suất cổ tức cũng nên được đưa vào tiêu chí chọn lọc.
Lưu ý, thị trường thường đi lên trong “nghi ngờ” nên khó có thể tránh khỏi những nhịp biến động mạnh, các pha chốt lời ngắn hạn và tâm lý hoang mang xuất phát từ chính sách khó đoán của chính quyền Donald Trump. Vì vậy, trước khi bức tranh trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là sau khi các cuộc đàm phán đạt kết quả cụ thể, chiến lược bắt đáy chỉ nên thực hiện với tỷ trọng thấp, ưu tiên giữ sức mua cho giai đoạn xác lập xu hướng rõ nét hơn. Bởi lẽ, câu chuyện tăng trưởng là dài hạn và không chỉ giới hạn trong một vài phiên phục hồi ngắn ngủi.
Về danh mục cổ phiếu nên theo dõi, tại HSC, chúng tôi phân tích và đưa ra khuyến nghị cho các cổ phiếu chiếm hơn 80% tổng vốn hóa thị trường chứng khoán (xem bảng). Do diễn biến thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, đội ngũ phân tích chưa điều chỉnh giá mục tiêu cho đến khi có thêm thông tin cụ thể. Trong trường hợp chính sách thuế quan duy trì ở mức hiện tại hoặc có điều chỉnh theo hướng tích cực, khả năng điều chỉnh giá mục tiêu sẽ thấp, hoặc mức điều chỉnh sẽ không đáng kể. Trong kịch bản đó, các cổ phiếu đầu bảng về tiềm năng tăng giá sẽ là lựa chọn ưu tiên. Nhà đầu tư cũng nên cân nhắc các mã có tỷ suất cổ tức hấp dẫn để gia tăng hiệu quả đầu tư trong giai đoạn này.
Khi thị trường dần ổn định, việc lựa chọn cổ phiếu thuộc các ngành có nền tảng vững chắc và tiềm năng tăng trưởng sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt cơ hội phục hồi và tạo ra giá trị bền vững trong danh mục đầu tư. Các ngành trọng điểm có thể bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và đầu tư công. Đặc biệt, định giá cổ phiếu ngân hàng đã giảm về gần mức giá trị sổ sách, tạo ra điểm vào hấp dẫn cho nhà đầu tư, nhất là với các ngân hàng có tài chính lành mạnh, tiềm năng tăng trưởng cao, được hưởng lợi khi kinh tế hồi phục.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Các công ty chứng khoán, doanh nghiệp bất động sản, nhóm tiêu dùng và các cổ phiếu liên quan đến đầu tư công tiếp tục được đánh giá cao. Đây là những ngành có khả năng phục hồi song song với tâm lý tích cực của thị trường chung.
Ngoài ra, các ngành xuất khẩu như thủy sản và dệt may có thể mang lại tiềm năng tăng trưởng vượt trội. Nếu một thỏa thuận thương mại song phương được ký kết có lợi cho Việt Nam trong cuộc chiến thương mại toàn cầu, các sản phẩm từ những ngành này có thể được hưởng ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng lợi nhuận một cách tích cực.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giai-ngan-than-trong-post367365.html