GMD: 2 kịch bản kinh doanh của GMD

Với hoạt động nửa đầu năm 2025 khả quan, Công ty CP Gemadept (Gemadept, HoSE: GMD) lên kế hoạch kinh doanh với hai kịch bản gồm kịch bản đăng ký và kịch bản phấn đấu.

Đối với kịch bản đăng ký, GMD dự kiến doanh thu đạt 4.850 tỷ đồng, tăng 21,3% so với kế hoạch năm 2024; lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh dự kiến 1.800 tỷ đồng, tăng 33%. Với kịch bản phấn đấu, GMD dự kiến doanh thu 4.950 tỷ đồng, tăng 23,8% và lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh dự kiến 2.000 tỷ đồng, tăng 48% so với kế hoạch năm 2024.

Kịch bản đăng ký

Việc lên 2 kịch bản kinh doanh của GMD một mặt cho thấy sự thận trọng trong bối cảnh kinh doanh có nhiều biến động, và cả những rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty. Mặt khác, điều này cho thấy quyết tâm nội bộ và khả năng nắm bắt thời cơ, thuận nước đẩy thuyền ngay khi thuận lợi.

Theo ước tính của GMD, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay khả quan và theo đúng kế hoạch đã đề ra. Hiện Công ty chưa có báo cáo tài chính bán niên, song Ban lãnh đạo GMD đã đưa ra kết quả dự kiến cho nửa đầu năm 2025 với doanh thu 2.760 tỷ đồng, tăng 28%, và lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó riêng quý II/2025, doanh thu ước tính 1.483 tỷ đồng, tăng 29% và lợi nhuận trước thuế ước đạt 517 tỷ đồng, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo kết quả ước tính có thể thấy dù doanh thu cao trong trong quý II, nhưng được cho là doanh nghiệp có phần hưởng lợi từ hoạt động gom hàng sớm trong giai đoạn hoãn thuế 90 ngày. Từ đó, cũng có thể thấy rằng bối cảnh biến động do chính sách thuế quan và tác động nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn sẽ là rủi ro chính của GMD nửa cuối năm nay.

Bên cạnh đó, các chuyên gia lưu ý, do nhu cầu trữ hàng như nêu trên là rất lớn, dẫn đến có thể suy giảm cầu hàng hóa nửa cuối năm nay và dự trữ cho dịp Lễ, Giáng Sinh, Tết, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lẫn các “ông lớn” logistics như GMD rơi vào tình cảnh “no dồn, đói góp”. Do đó, một kịch bản đăng ký cho thấy sự cẩn trọng cần thiết của doanh nghiệp này.

Kịch bản phấn đấu

Dù vậy, GMD cũng không thiếu quyết tâm và cơ sở nền tảng cho kịch bản tăng trưởng mang đúng nghĩa quyết tâm. Ông Đỗ Văn Nhân – Chủ tịch HĐQT GMD bày tỏ tại ĐHĐCĐ vừa qua rằng: “Chỉ cần thị trường phát triển bình thường, miễn không quá khủng hoảng thì với dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, dự án Nam Đình Vũ – giai đoạn 3 hoàn thành cuối năm nay, giúp tăng 50% công suất; cùng với dự án Gemalink 2A và các dự án khác sẽ đảm bảo tăng trưởng 2 con số cho GMD. Thêm nữa, xét thấy năng lực khai thác, kinh nghiệm vận hành, cơ sở hạ tầng sẵn có và vị trí chiến lược của cụm cảng đang sở hữu tại ba miền của đất nước và nền tảng tài chính vững mạnh, Công ty có khả năng duy trì tăng trưởng dài hạn”.

2 kịch bản kinh doanh cho thấy sự thận trọng của

Cụ thể, theo Công ty, trong năm 2025 và những năm tới, GMD sẽ tối đa hóa năng lực khai thác và tăng cường hiệu quả vận hành hệ sinh thái tích hợp cảng – logistics; hợp tác đầu tư, mở rộng chuỗi dịch vụ thuộc lĩnh vực đồng tâm; chuẩn hóa chất lượng quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro; đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số… hướng đến trở thành doanh nghiệp hiệu quả hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam.

Ngoài các dự án tăng tốc mở rộng của công ty nhằm tăng năng suất đang có tiến độ khả quan, bổ sung cho “quyền lực” kiểm soát cung cấp dịch vụ logistics tại các dự án, GMD cũng có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu tại cảng Hải Minh từ 48,5% lên ít nhất 85%; hay có hàng loạt các kế hoạch liên quan hoạt động tái cấu trúc vốn. Trong đó, công ty kỳ vọng thực hiện việc thoái vốn khỏi dự án cao su trong năm 2025, với mục tiêu chính là giải phóng vốn để tái đầu tư vào mảng kinh doanh cốt lõi của mình – kinh doanh cảng biển và logistics – và nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn ESG. GMD cũng dự kiến sẽ thoái 24% cổ phần tại Gemalink (GML) cho một hãng tàu lớn. Cả 2 thương vụ kỳ vọng này đều được nhận định không phải là thương vụ vì mục tiêu tài chính, nhưng có ý nghĩa chiến lược với GMD.

Về dài hạn, theo Tổng giám đốc GMD Nguyễn Thanh Bình, vụ thoái vốn 1 phần tại GML là phương thức mở rộng hợp tác với các đối tác lớn, mang lại nguồn hàng cho Gemalink giai đoạn 2; đối tác ủng hộ và đồng hành, cộng hưởng thế mạnh với hệ sinh thái cảng và logistics của GMD, làm rộng thêm không gian phát triển. Vì vậy, Công ty đang làm việc với đối tác tiềm năng cùng phát triển dự án khác trong tương lai.

Với sự thận trọng ngắn hạn, Vietcap cho rằng mục tiêu kinh doanh của GMD năm 2025 đang thấp hơn dự báo, với doanh thu tương đương 93–95%, trong khi lợi nhuận trước thuế cốt lõi chỉ tương đương 80–90% so với dự báo trong năm 2025. Nguyên nhân chính là do doanh thu tăng ít hơn kỳ vọng và tăng trưởng biên lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng. Tác động ngắn hạn cũng khiến giá cổ phiếu GMD biến động, khiến Công ty đưa ra phương án mua lại 21 triệu cổ phiếu (5% lượng cổ phiếu đang lưu hành) để bảo vệ giá trị cho cổ đông khi giá cổ phiếu giảm quá sâu, cụ thể khi P/B giảm xuống dưới mức 1,5 lần – tương đương mức giá khoảng 45.200 đồng/cp hoặc thấp hơn – theo giá trị sổ sách hiện tại.

Tuy nhiên, phương án này có khả năng không xảy ra khi hiện tại, GMD đã phục hồi và đang giao dịch quanh vùng giá trên 60.000đ/cp.

Về dài hạn, không khó để nhận ra chiến lược quyết tâm cùng các động thái sẵn sàng cho dài hạn, vẫn giúp cho GMG có kỳ vọng tiếp tục sẽ là bến bờ – điểm đến đến hấp dẫn cho các thuyền bè hàng hóa muôn phương, trong môi trường vĩ mô hướng về thuận lợi.

Link gốc

Nguồn: https://stockbiz.vn/tin-tuc/gmd-2-kich-ban-kinh-doanh-cua-gmd/33648481

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *