window.addEventListener(‘load’, function(){
if(typeof Web_AdsArticleAfterAvatar != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterAvatar, ‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’).style.display = “none”;}
});
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khoáng sản then chốt
Trung Quốc hiện đang giữ vai trò là nhà sản xuất hàng đầu thế giới đối với một số khoáng sản chiến lược, bao gồm gallium (chiếm 94% sản lượng toàn cầu năm 2023), germanium (83%), antimony (56% khai thác toàn cầu năm 2023) và graphite (77,7% sản lượng toàn cầu năm 2024).
Tuy nhiên, từ tháng 12/2024, Trung Quốc đã cấm xuất khẩu gallium, germanium và antimony sang Mỹ với lý do an ninh, điều này đã tạo ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt với các ngành công nghiệp bán dẫn, quốc phòng và năng lượng tái tạo.
Khoáng sản gallium và germanium là các nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất chip tiên tiến, trong khi antimony được sử dụng rộng rãi trong đạn dược và pin. Điều này khiến các doanh nghiệp trong các ngành này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và giá thành sản xuất leo thang.
Chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) cho biết, hiện Mỹ đang chịu áp lực nặng nề từ sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung khoáng sản từ Trung Quốc, do vậy, việc hạn chế xuất khẩu khiến giá cả tăng cao chóng mặt. Điển hình là giá antimony trioxide tại Rotterdam tăng vọt 228% chỉ trong năm 2024. Điều này khiến chi phí sản xuất các sản phẩm công nghệ và năng lượng tăng đáng kể, trực tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Mỹ, như bán dẫn, viễn thông và quốc phòng, đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng. Đặc biệt, graphite – một thành phần không thể thiếu trong pin lithium-ion cho xe điện – đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, nếu không tìm được nguồn cung thay thế, GDP của Mỹ có thể giảm tới 3,4 tỷ USD mỗi năm.
Theo chuyên gia phân tích của VPS, lệnh cấm nhập khẩu gallium và germanium từ Mỹ có thể khiến Trung Quốc mất khoảng 100 triệu USD doanh thu xuất khẩu, do Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm khoảng 43-45% tổng lượng xuất khẩu của hai khoáng sản này. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng giảm thiểu tác động bằng cách thúc đẩy sử dụng nội địa, đặc biệt trong các ngành công nghiệp bán dẫn và năng lượng tái tạo.
Với mức đầu tư khổng lồ trên 150 tỷ USD vào ngành bán dẫn từ 2014 đến 2023, Trung Quốc đang tập trung nội địa hóa chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Đồng thời, sự phát triển vượt bậc của ngành năng lượng mặt trời với công suất tăng trưởng 55% vào năm 2023 cũng góp phần gia tăng nhu cầu sử dụng các khoáng sản này.
Mở ra cơ hội cho Việt Nam vươn xa
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Trong bối cảnh Mỹ nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung các kim loại chiến lược như germanium, antimony và gallium, Việt Nam nổi lên như một đối tác tiềm năng. Với trữ lượng bô xít lớn thứ hai thế giới (5,8 tỷ tấn) tập trung chủ yếu tại Tây Nguyên, Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, Việt Nam sở hữu trữ lượng quặng chì-kẽm dồi dào, với tổng trữ lượng và tài nguyên ước tính khoảng 7,461 triệu tấn kim loại, đặc biệt tại Bắc Kạn với gần 100 mỏ và điểm mỏ. Điều này tạo cơ hội lớn để Việt Nam phát triển ngành khai khoáng và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Germanium thường là sản phẩm phụ của quá trình khai thác và chế biến quặng kẽm, đặc biệt từ khoáng vật sphalerite. Với trữ lượng kẽm gần 3.000 tấn và nồng độ germanium trung bình 50 ppm, Việt Nam có tiềm năng khai thác tới 155,4 tấn germanium.
Sau thông tin cấm xuất khẩu của Trung Quốc, các cổ phiếu doanh nghiệp khoáng sản trên sàn đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng nhờ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Các cổ phiếu tiêu biểu bao gồm KSV (Tổng Công ty Khoáng sản TKV) tăng 317% trong ba tháng, MTA (Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) tăng 500%, BKC (Khoáng sản Bắc Kạn) tăng 726%, HGM (Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang) tăng 90%, và MSR (Masan High-Tech Materials) tăng gấp đôi chỉ trong ba tuần đầu tháng 2/2025.
Cuộc đối đầu thương mại Mỹ – Trung đã làm thay đổi sâu sắc chuỗi cung ứng khoáng sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một lựa chọn thay thế tiềm năng nhờ trữ lượng khoáng sản phong phú và cơ hội mở rộng khai thác. Để tận dụng thời cơ này, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ khai thác và chế biến, đồng thời hợp tác quốc tế nhằm tạo ra chuỗi cung ứng bền vững. (*)
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
(*) Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo. Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết không mang tính chất mời chào hay bán bất kỳ chứng khoán nào, nhà đầu tư nên có nhận định độc lập về thông tin trong bài viết này.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/khong-phai-bank-chung-thep-dau-moi-la-nhom-nganh-dang-len-ngoi-post366618.html