Trong phân tích kỹ thuật, việc nhận diện các mô hình giá có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả hơn. Dưới đây là một số câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng nhận diện và hiểu biết của bạn về một mô hình quen thuộc nhưng đòi hỏi quan sát kỹ lưỡng và phân tích chính xác.
Câu 1: Mô hình “Cốc và tay cầm” (Cup and Handle) thường được xem là tín hiệu gì trong phân tích kỹ thuật?
Tín hiệu đảo chiều giảm
Tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng
Tín hiệu đảo chiều tăng
Tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm
Giải thích:
Mô hình “Cốc tay cầm” là một mô hình tiếp diễn tăng giá. Sau giai đoạn tích lũy hình thành “cốc”, giá tạm điều chỉnh nhẹ tạo thành “tay cầm”, rồi tiếp tục bứt phá lên theo xu hướng tăng trước đó.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với mô hình “Cốc và tay cầm”?
Phần “cốc” có dạng đáy tròn hoặc chữ U
“Tay cầm” thường hình thành sau phần “cốc” và đi ngang hoặc giảm nhẹ
Mô hình xảy ra sau một xu hướng giảm mạnh và báo hiệu đảo chiều
Mô hình thường cần thời gian tích lũy tương đối dài để xác lập
Giải thích:
Cốc và tay cầm là mô hình tiếp diễn, thường xuất hiện sau một xu hướng tăng, chứ không phải sau xu hướng giảm. Nó không phải là mô hình đảo chiều mà là dấu hiệu cho sự tiếp tục tăng giá.
Câu 3: Khi mô hình “Cốc và tay cầm” hoàn thành và giá breakout (bứt phá) khỏi vùng kháng cự, nhà đầu tư nên làm gì?
Bán ra để chốt lời
Đợi giá điều chỉnh trở lại rồi mới vào lệnh
Mua vào vì tín hiệu tăng giá được xác nhận
Không hành động vì mô hình này không đáng tin cậy
Giải thích:
Khi giá phá vỡ vùng kháng cự (thường là đỉnh của phần “cốc”), đó là tín hiệu mua. Đây là lúc lực cầu mạnh mẽ quay trở lại, báo hiệu khả năng tăng giá tiếp tục theo xu hướng trước đó.
Xin chào, tôi là Nguyễn Đức Đông hiện tại chúng tôi cung cấp các dịch vụ chứng khoán như mở tài khoản chứng khoán VPS, Robot chứng khoán, dữ liệu Amibroker, Code Amibroker... và Website Nodudo.com là nơi chúng tôi sẽ chia sẻ những thủ thuật, kiến thức về đầu tư chứng khoán. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì cứ liên hệ với mình theo Hotline/Zalo: 0372.095.129!