Nhịp đập Thị trường 05/05: Tâm lý thận trọng vẫn hiện hữu, khối ngoại xả mạnh FPT

Nhịp đập Thị trường 05/05: Tâm lý thận trọng vẫn hiện hữu, khối ngoại xả mạnh FPT

Hệ thống mới chưa thể giúp thị trường giao dịch sôi nổi hơn là bao. Trước giờ nghỉ trưa, VN-Index vẫn giằng co quanh ngưỡng 1,230 điểm, trong khi HNX-Index bắt đầu chuyển sang sắc đỏ, dừng tại mốc 211.8 điểm. Độ rộng thị trường ghi nhận 320 mã tăng và 293 mã giảm.

Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp. Giá trị giao dịch khớp lệnh trong phiên sáng chỉ đạt hơn 5.3 ngàn tỷ đồng trên sàn HOSE và 291 tỷ trên sàn HNX, xấp xỉ so với mức ảm đạm trước lễ.

Sắc xanh được duy trì chủ yếu từ sức gánh của một vài trụ lớn. VHM, VICGVR đang là 3 cái tên đóng góp tích cực nhất, đem về hơn 5 điểm tăng cho VN-Index. Trong khi đó, ở phía ngược lại chỉ có FPT tác động đáng kể nhất khi lấy đi hơn nửa điểm của chỉ số.

Sự phân hóa thể hiện rõ nét khi phần lớn các chỉ số ngành biến động trong biên độ hẹp, ngoại trừ điểm nhấn nổi bật từ nhóm bất động sản (+2.16%) nhờ lực kéo chính của bộ ba nhà Vingroup, bao gồm VIC (+3.38%), VHM (+4.11%) và VRE(+2.33%). Trái lại, nhóm công nghệ thông tin “đội sổ” với mức giảm 1.27% do sức ép đáng kể của “anh cả” FPT (-1.37%).

Nhà đầu tư nước ngoài cũng đang giảm giao dịch đáng kể, cán cân đang nghiêng về phía bán với áp lực bán ròng chủ yếu đến từ FPT (235 tỷ đồng), trong khi VHM là mã được mua ròng tích cực nhất nhưng cũng chỉ đạt 47 tỷ.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua – bán ròng mạnh phiên sáng 05/05/2025

10h30: Thị trường chuyển sang giằng co, MCH có giao dịch thỏa thuận “khủng”

Tâm lý phân vân của nhà đầu tư hiện hữu qua đó khiến các chỉ số chính từ bật tăng tích cực đầu phiên chuyển sang giằng co quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index tăng nhẹ 4 điểm, giao dịch quanh mức 1,230 điểm. HNX-Index tăng 0.38 điểm, giao dịch quanh mức 212 điểm.

Các mã cổ phiếu trong rổ VN30 xuất hiện trạng thái phân hóa mạnh nhưng lực mua vẫn có phần áp đảo hơn. Cụ thể, VIC, VHM, VREHPG lần lượt đóng góp 3.47 điểm, 2.21 điểm, 0.27 điểm và 0.26 điểm vào chỉ số chung. Trái lại, FPT, LPB, VNMMSN đang gặp phải áp lực bán và lấy đi hơn 4.1 điểm từ VN30-Index.

Nhóm bất động sản đang có mức tăng tốt nhất trên thị trường tuy vẫn còn diễn ra sự phân hóa nhẹ nhưng số mã cổ phiếu tăng giá vẫn chiếm ưu thế. Trong đó nổi bật có VIC tăng 3.24%, VHM tăng 2.57%, VRE tăng 1.06% và BCM tăng 1.27%… Riêng các mã như SSH, PDR, NVL, KSF vẫn còn chịu áp lực bán nhưng mức giảm không đáng kể.

Theo sau là ngành viễn thông cũng diễn ra tình trạng phân hóa với bên bán có phần lấn lướt hơn. Trong đó, VGI tăng 1.18%, SGT tăng 3.6% và YEG tăng 0.43%… Ở chiều giảm, các mã như CTR, ELC, FOC… cùng hiện diện sắc đỏ nhưng mức giảm cũng không đáng kể.

Trái lại, nhóm công nghệ thông tin lại có diễn biến không mấy tích cực khi ông lớn FPT lại gặp phải áp lực bán đã gây áp lực mạnh lên nhóm này trong khi các mã còn lại như ITD tăng 6.94%, CMG tăng 0.95%, SMT tăng 6.96%, HPT tăng 8.49%…

Bên cạnh đó, ngành tiêu dùng thiết yếu cũng ghi nhận sắc đỏ chiếm ưu thế ở những mã vốn hóa lớn như VNM giảm 0.69%, MSN giảm 0.64%, SAB giảm 1.66%… trong đó đáng chú ý là mã cổ phiếu MCH giảm 1.84% đồng thời xuất hiện giao dịch thỏa thuận có giá trị đạt hơn 2,800 tỷ đồng tính đến 10h25.

So với đầu phiên, bên mua vẫn lấn lướt hơn. Số mã tăng là 327 mã và số mã giảm là 220 mã.

Nguồn: VietstockFinance

Mở cửa: Hệ thống KRX go-live, sắc xanh bao phủ hầu hết các nhóm ngành

Đầu phiên 05/05, VN-Index tăng mạnh hơn 5 điểm, lên mức 1,232.14 điểm. HNX-Index tăng nhẹ, đạt mức 212.79 điểm.

Hệ thống KRX chính thức “go-live” từ ngày 05/05/2025, tạo nên bước ngoặt lớn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc vận hành hệ thống KRX sẽ nâng cao năng lực xử lý và thanh khoản trên thị trường và tạo tiền đề triển khai các sản phẩm mới như giao dịch trong ngày (T+0), bán khống, các sản phẩm phái sinh mới…

Tính tới 9h30, sắc xanh tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 10 mã giảm, 16 mã tăng và 4 mã đứng giá. Trong đó, PLX, FPT, LPBSAB là những cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, GVR, SSI, BCMVHM là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.

Nhóm cổ phiếu công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định trên thị trường khi hầu hết các mã đều giữ mức xanh. Trong đó, các mã tăng tốt là HVN tăng 4.27%, GMD tăng 2.45%, HAH tăng 2.65%, VTP tăng 1.82%, HBC tăng 1.59%, HHV tăng 1.27%,…

Cùng với đó, nhóm cổ phiếu dịch vụ viễn thông cũng đang đóng góp tích cực vào điểm số thị trường sáng nay với mức tăng trưởng 1.13%. Trong đó, tiêu biểu là các mã cổ phiếu như VGI tăng 1.48%, CTR tăng 1.3%, YEG tăng 0.85%, SGT tăng 0.9%,…

Những thay đổi của hệ thống KRX

STT

Thay đổi

Hệ thống hiện tại

Thay đổi ở hệ thống mới

1

Lệnh giao dịch

– Lệnh ATO, ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) khi so khớp
– Bảng giá hiển thị 3 mức giá chào mua bán tốt nhất của tất cả các lệnh đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ
– Bảng giá có ký hiệu lệnh ATO, ATC
– Lệnh PLO từ 14h45-15h: Khớp lệnh liên tục

– Lệnh ATO/ATC sẽ không được ưu tiên trước lệnh LO mua giá trần và lệnh LO bán giá sàn đã nhập vào hệ thống trước đó khi thực hiện so khớp
– Bảng giá hiển thị 3 mức giá dư mua/dư bán tốt nhất còn lại sau khi dự kiến khớp
– Các lệnh ATO, ATC còn dư sẽ được hiển thị tại mức giá xác định như lệnh LO
– Lệnh PLO từ 14h45–14h50: Khớp lệnh định kỳ. Lệnh PLO từ 14h50–15h: khớp lệnh liên tục

2

Sửa/Hủy lệnh

Cho phép sửa đồng thời cả giá và khối lượng trong một lần sửa

Không được đồng thời sửa cả giá và khối lượng cùng một lúc

3

Giao dịch lô lẻ

– Khớp lệnh lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–14h30 (Khớp lệnh liên tục)
– Thỏa thuận lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–15h00

– Khớp lệnh lô lẻ: 09h00–11h30 và 13h00–14h45 (Khớp lệnh liên tục và định kỳ)
– Thỏa thuận lô lẻ: Phiên trong giờ 09h00–11h30 và 13h00–14h45 // Phiên sau giờ 14h45–15h00

4

Lệnh Thị trường

Lệnh MP giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

Lệnh MP được thay thế thành MTL, trong đó giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

5

Cổ phiếu bị hạn chế

Chỉ giao dịch trong phiên chiều: 13h00–15h00

Được giao dịch cả ngày, nhưng áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ nhiều lần PCA (mỗi đợt kéo dài 15 phút)

6

Giao dịch thỏa thuận

– Chỉ bên bán được nhập lệnh
– Được phép sửa lỗi trong giờ giao dịch
– Lệnh thỏa thuận được giao dịch và khớp từ 9h00–15h00

– Bên bán và bên mua đều có thể khởi tạo giao dịch thỏa thuận
– Không được phép hủy/sửa lệnh đã thực hiện
– Bao gồm phiên Thỏa thuận trong giờ (9h00–14h45) và Thỏa thuận sau giờ (14h45–15h)
– Các lệnh thỏa thuận nhập phiên Trong giờ sau 14h45 sẽ bị hết hiệu lực. Khi đó cần nhập lệnh mới cho phiên thỏa thuận Sau giờ

7

Giao dịch chứng khoán của NĐTNN

Room ngoại sẽ giảm khi lệnh Mua của NĐTNN được khớp

Room ngoại sẽ giảm ngay khi lệnh Mua của NĐTNN được nhập mới hoặc sửa tăng khối lượng

8

Thay đổi mã hợp đồng phái sinh

Ví dụ mã VN30F2403

Tên hợp đồng phái sinh theo chuẩn quốc tế, ví dụ 41l1F3000

8

VSDC thu phí bù trừ thay thế cho phí quản lý vị thế đối với giao dịch phái sinh

VSDC thu phí quản lý vị thế 2,550 đồng/hợp đồng/đêm

Không thu phí quản lý vị thế. Thay vào đó thu phí bù trừ với mức cụ thể 2,550 đồng/hợp đồng được khớp

9

Thay đổi mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ

VSDC kiểm soát giá trị ký quỹ theo thời gian thực. NĐT muốn giao dịch phải ký quỹ trước lên VSDC. NĐT đóng vị thế, tiền được hoàn trả ngay

Mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ của VSDC chuyển sang T+1

Lý Hỏa

FILI

– 11:50 05/05/2025

Nguồn: https://vietstock.vn/2025/05/nhip-dap-thi-truong-0505-tam-ly-than-trong-van-hien-huu-khoi-ngoai-xa-manh-fpt-1636-1304473.htm

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *