Nhịp đập Thị trường 08/05: Vào nhịp giằng co, VIC bật tăng 5%

Nhịp đập Thị trường 08/05: Vào nhịp giằng co, VIC bật tăng 5%

Sau những phút đầu hưng phấn, VN-Index bước vào nhịp giằng co. Cổ phiếu gây chú ý nhất lúc này là VIC khi tăng hơn 5% và trực tiếp mang về hơn 3.5 điểm cho VN-Index.

Các chỉ số nhìn chung vẫn giữ sắc xanh, với VN-Index đang tăng 6.09 điểm lên 1,256.46, HNX-Index tăng 0.9 điểm lên 214.31 và UPCoM-Index tăng 0.15 điểm lên 93.07. Sắc xanh vẫn đang chiếm ưu thế với 344 mã, tuy nhiên không còn vượt trội so với sắc đỏ, khi hiện tại đã tăng lên con số 221.

Nhiều cái tên lớn đang giảm điểm có thể kể đến NVL giảm 1.98%, TCB giảm 0.19%, CTG giảm 0.13%, MWG giảm 1.5%, FPT giảm 0.55%…

Điểm đáng chú ý khác là top 10 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index đem về đến 6.2 điểm, cao hơn cả điểm tăng của chỉ số. Dẫn đầu đang là VIC mới hơn 3.5 điểm, sau khi cổ phiếu này bật tăng 5.31%. Có thể thấy, VIC đang có đóng góp rất lớn cho chỉ số tính đến thời điểm hiện tại.

Nguồn: VietstockFinance

Áp lực cũng phần nào đó đến từ hành động của khối ngoại, với việc đang bán ròng hơn 340 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lực bán ròng tại VHM hơn 76 tỷ đồng, FPT hơn 52 tỷ đồng, MWG hơn 47 tỷ đồng và VPB hơn 45 tỷ đồng.

Mở cửa: Sắc xanh nhanh chóng lan tỏa

Mở cửa phiên giao dịch ngày 08/05, thị trường chứng khoán tăng điểm tích cực, với VN-Index tăng 8.21 điểm lên 1,258.58, HNX-Index tăng 1.63 điểm lên 215.04 và UPCoM-Index tăng 0.24 điểm lên 93.16. Sắc xanh lan tỏa trên nhiều nhóm ngành, nổi bật với bất động sản, ngân hàng, chứng khoán.

Nhìn vào bản đồ thị trường, các cổ phiếu thuộc nhóm quản lý và phát triển bất động sản chiếm diện tích lớn, với nhiều cái tên tăng mạnh như VIC tăng 1.91%, TCH tăng 3.42%, CII tăng 2.33%, IDC tăng 2.13%, SZC tăng 3.54%… tuy nhiên, cũng có một số lượng mã nhất định đang giảm giá, kể đến NVL giảm 1.98%, VHM giảm 0.48%, VRE giảm 0.6%, KDH giảm 0.7%…

Các cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến tích cực, nổi bật là LPB tăng 2.64%, TPB tăng 1.08%, VPB tăng 1.18%, EIB tăng 1.58%, VCB tăng 1.05%…

Với các diễn biến tại hai nhóm ngành vốn hóa lớn kể trên, lần lượt VIC, VCB và LPB chiếm ba vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index, trong đó VIC và VCB mỗi mã mang về hơn 1 điểm.

Ngoài ra, các nhóm ngành như chứng khoán, thực phẩm, kim loại và khai khoáng cũng ghi nhận sắc xanh lan tỏa mạnh mẽ.

Thị trường ghi nhận 338 mã tăng giá, trong đó 7 mã tăng trần, nổi bật là HHS và DL1. Ngược lại, chỉ có 89 mã giảm giá và 1,184 mã đứng giá. Thanh khoản toàn thị trường gần 88.3 triệu cp, tương ứng giá trị gần 1,666 tỷ đồng, cao hơn đôi chút so với bình quân 5 phiên gần nhất.

Sắc xanh lan tỏa trên thị trường ngay đầu phiên sáng

Nguồn: VietstockFinance

Các thị trường châu Á cũng mở cửa đầy tích cực, với những Hang Seng tăng 0.51%, Nikkei 225 tăng 0.03%, Shanghai Composite tăng 0.64%…

Đêm qua, chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/05, chỉ số S&P 500 tăng 0.43%, Nasdaq Composite nhích 0.27%, Dow Jones tăng 0.70%. Chỉ số Dow Jones được hỗ trợ bởi mức leo dốc gần 11% của cổ phiếu Disney sau khi công ty báo cáo lợi nhuận quý tài chính thứ 2 vượt kỳ vọng và lượng tài khoản đăng ký dịch vụ phát trực tuyến tăng đột biến.

Đúng như dự báo, FOMC đã giữ lãi suất không đổi trong phạm vi 4.25 – 4.5%, mức này đã duy trì từ tháng 12/2024.

“Uỷ ban chú ý đến những rủi ro đối với cả 2 bên trong nhiệm vụ kép của mình và đánh giá rằng rủi ro về tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn đã gia tăng” – tuyên bố sau cuộc họp cho biết.

Thông báo của Fed vào ngày thứ Tư trùng với lo ngại ngày càng tăng rằng cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể khiến lạm phát cao hơn, làm phức tạp thêm lộ trình của ngân hàng trung ương hướng tới mục tiêu giảm lạm phát xuống mức 2%.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo sau quyết định rằng nếu “mức thuế quan tăng mạnh” đã được công bố vẫn ở mức hiện tại, chúng có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát dài hạn cao và tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Nguồn: VietstockFinance

Thị trường đang được phủ sắc xanh với hơn 310 mã tăng giá, áp đảo so với số mã giảm giá là 110. Nhóm công nghệ thông tin, dầu khí, bất động sản đang thể hiện sự tích cực trên diện rộng.

Ở nhóm bất động sản, NVL tăng trần trong phiên sáng. CEO, DIG, PDR cũng đạt mức tăng từ 3 – 4%.

Tại nhóm công nghệ thông tin, FPT tăng hơn 1%, CMG tăng gần 4%, ELC tăng gần 2%. Nổi bật là ITD tăng trần.

Ở nhóm dầu khí, sắc xanh đang chiếm lĩnh. PVD, PVS, BSR, PVB… đồng loạt tăng.

Tình trạng phân hóa nhẹ xuất hiện ở nhóm tiêu dùng thiết yếu khi VNM, VHC, BAF, DBC… tăng điểm. Ngược lại, MSN, ANV, HAG, VLC… giảm điểm.

Những thay đổi của hệ thống KRX

STT

Thay đổi

Hệ thống hiện tại

Thay đổi ở hệ thống mới

1

Lệnh giao dịch

– Lệnh ATO, ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) khi so khớp
                        – Bảng giá hiển thị 3 mức giá chào mua bán tốt nhất của tất cả các lệnh đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ
                        – Bảng giá có ký hiệu lệnh ATO, ATC
                        – Lệnh PLO từ 14h45-15h: Khớp lệnh liên tục

– Lệnh ATO/ATC sẽ không được ưu tiên trước lệnh LO mua giá trần và lệnh LO bán giá sàn đã nhập vào hệ thống trước đó khi thực hiện so khớp
                        – Bảng giá hiển thị 3 mức giá dư mua/dư bán tốt nhất còn lại sau khi dự kiến khớp
                        – Các lệnh ATO, ATC còn dư sẽ được hiển thị tại mức giá xác định như lệnh LO
                        – Lệnh PLO từ 14h45–14h50: Khớp lệnh định kỳ. Lệnh PLO từ 14h50–15h: khớp lệnh liên tục

2

Sửa/Hủy lệnh

Cho phép sửa đồng thời cả giá và khối lượng trong một lần sửa

Không được đồng thời sửa cả giá và khối lượng cùng một lúc

3

Giao dịch lô lẻ

– Khớp lệnh lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–14h30 (Khớp lệnh liên tục)
                        – Thỏa thuận lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–15h00

– Khớp lệnh lô lẻ: 09h00–11h30 và 13h00–14h45 (Khớp lệnh liên tục và định kỳ)
                        – Thỏa thuận lô lẻ: Phiên trong giờ 09h00–11h30 và 13h00–14h45 // Phiên sau giờ 14h45–15h00

4

Lệnh Thị trường

Lệnh MP giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

Lệnh MP được thay thế thành MTL, trong đó giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

5

Cổ phiếu bị hạn chế

Chỉ giao dịch trong phiên chiều: 13h00–15h00

Được giao dịch cả ngày, nhưng áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ nhiều lần PCA (mỗi đợt kéo dài 15 phút)

6

Giao dịch thỏa thuận

– Chỉ bên bán được nhập lệnh
                        – Được phép sửa lỗi trong giờ giao dịch
                        – Lệnh thỏa thuận được giao dịch và khớp từ 9h00–15h00

– Bên bán và bên mua đều có thể khởi tạo giao dịch thỏa thuận
                        – Không được phép hủy/sửa lệnh đã thực hiện
                        – Bao gồm phiên Thỏa thuận trong giờ (9h00–14h45) và Thỏa thuận sau giờ (14h45–15h)
                        – Các lệnh thỏa thuận nhập phiên Trong giờ sau 14h45 sẽ bị hết hiệu lực. Khi đó cần nhập lệnh mới cho phiên thỏa thuận Sau giờ

7

Giao dịch chứng khoán của NĐTNN

Room ngoại sẽ giảm khi lệnh Mua của NĐTNN được khớp

Room ngoại sẽ giảm ngay khi lệnh Mua của NĐTNN được nhập mới hoặc sửa tăng khối lượng

8

Thay đổi mã hợp đồng phái sinh

Ví dụ mã VN30F2403

Tên hợp đồng phái sinh theo chuẩn quốc tế, ví dụ 41l1F3000

8

VSDC thu phí bù trừ thay thế cho phí quản lý vị thế đối với giao dịch phái sinh

VSDC thu phí quản lý vị thế 2,550 đồng/hợp đồng/đêm

Không thu phí quản lý vị thế. Thay vào đó thu phí bù trừ với mức cụ thể 2,550 đồng/hợp đồng được khớp

9

Thay đổi mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ

VSDC kiểm soát giá trị ký quỹ theo thời gian thực. NĐT muốn giao dịch phải ký quỹ trước lên VSDC. NĐT đóng vị thế, tiền được hoàn trả ngay

Mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ của VSDC chuyển sang T+1

Huy Khải

FILI

– 10:40 08/05/2025

Nguồn: https://vietstock.vn/2025/05/nhip-dap-thi-truong-0805-vao-nhip-giang-co-vic-bat-tang-5-1636-1306360.htm

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *