PTB: Đối mặt “cơn gió ngược”

Do những biến động chính sách thuế quan của Mỹ, Công ty cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) là một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp.

Do đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này sẽ còn đối mặt nhiều thách thức.

Cơ cấu doanh thu của

PTB ghi nhận lãi ròng quý 1/2025 tăng mạnh 27%, đạt mức cao nhất trong 10 quý. Tuy nhiên, lãi từ mảng kinh doanh không cốt lõi tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với mảng cốt lõi.

Lợi nhuận tăng mạnh

PTB vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 với kết quả tích cực. Doanh thu thuần đạt hơn 1.620 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1/2025, mảng gỗ tiếp tục chiếm tỷ trọng với gần 1.022 tỷ đồng doanh thu, tương đương 64% tổng doanh thu của PTB, tăng 13% so với cùng kỳ. Doanh thu từ mảng đá đạt 382 tỷ đồng, chiếm 24% tổng doanh thu. Tuy nhiên, tăng trưởng cao nhất thuộc về 2 mảng có quy mô nhỏ là bất động sản đã bán tăng 178% và xe ô tô Toyota tăng 48%.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, trong khi chi phí tài chính giảm 20%… Nhờ đó, PTB lãi ròng hơn 113 tỷ đồng, tăng mạnh 27% và là mức lãi hàng quý cao nhất kể từ quý 3/2022.
Công ty này cho biết, lãi lớn chủ yếu đến từ sản lượng tiêu thụ tăng ở 3 ngành gồm gỗ, bất động sản và ô tô. Ngoài ra, chênh lệch tỷ giá và chi phí tài chính giảm cũng góp phần cải thiện doanh thu và lợi nhuận của PTB.

Năm 2025, PTB đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 7.343 tỷ đồng, tăng 10%, và lợi nhuận trước thuế 528 tỷ đồng, tăng 12%. Kết thúc quý đầu năm, Công ty thực hiện được 22% kế hoạch doanh thu và 27% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến 31/3/2025, tổng tài sản của PTB giảm nhẹ 2% còn 5.362 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho chiếm 26% tổng tài sản với 1.406 tỷ đồng. Nợ phải trả giảm 7% còn 2.284 tỷ đồng, chủ yếu do giảm vay nợ thuê tài chính ngắn hạn.

Trụ sở

Mảng đá xuất khẩu bị ảnh hưởng

Mảng đá của PTB được dự báo tiếp tục giảm, do liên quan tới thị trường xuất khẩu. Đối với sản phẩm đá thạch anh chủ yếu phục vụ xuất khẩu, nên phải chịu sức ép cạnh tranh do mức thuế quan mới của Mỹ. Đối với mảng đá tự nhiên, doanh thu chủ yếu cuả PTB từ thị trường nội địa. Do vậy, doanh thu mảng này sẽ đến từ các dự án giải ngân đầu tư công cũng như phục hồi của thị trường bất động sản trong giai đoạn 2025-2026.

PTB đã nâng công suất Nhà máy Thạch anh Đồng Nai từ 200.000 tấn/năm lên 450.000 tấn/năm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty dự kiến sẽ tham gia đấu thầu để cung cấp đá cho các dự án cơ sở hạ tầng, như cung cấp đá granite hoặc đá cẩm thạch cho Sân bay Tân Sơn Nhất, đá lát cho Sân bay Long Thành.

Hiện tại, PTB sở hữu hợp đồng cung cấp đá cho 2 dự án lớn. Đối với dự án nhà ga T2 Nội Bài, dự kiến sẽ ghi nhận tổng cộng khoảng 40 tỷ đồng khi hoàn thành trong 2025. Đối với dự án sân bay Long Thành, PTB sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu khoảng 170 tỷ đồng trong 2026.

Thách thức mảng gỗ

PTB là doanh nghiệp xuất khẩu lớn với gần 40% doanh thu đến từ thị trường Mỹ, thuộc top đầu sàn HoSE có doanh thu xuất khẩu gỗ sang Mỹ. Riêng năm 2024, xuất khẩu gỗ chiếm 66% tổng doanh thu của PTB. Do đó, những thông tin liên quan đến chính sách thương mại của Mỹ đã tác động đến doanh thu và lợi nhuận của PTB trong thời gian tới.

Do những bất ổn xung quanh chính sách thuế quan của Mỹ, trong đó PTB là một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, MBS đánh giá hoạt động kinh doanh của PTB sẽ còn đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025 – 2026, nhất là các mảng kinh doanh liên quan tới ngành nghề cốt lõi, như xuất khẩu gỗ.

Tuy nhiên, Việt Nam đã có những động thái chủ động trong việc giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Do vậy, MBS cho rằng Việt Nam có thể đàm phán để giảm mức thuế xuống khoảng 15 – 20%. Tuy nhiên, các nước đối thủ chính trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam bao gồm Canada, Mexico, Italia, Indonesia và Malaysia cũng có động thái tương tự. Dựa trên tiêu chí quyết định trước đó của Mỹ, có thể thấy các nước đối thủ chỉ bị áp thuế đối ứng ở mức thấp hơn mức thuế của Việt Nam do có mức thặng dư thương mại với Mỹ thấp hơn. Do đó, MBS đánh giá sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ chịu thêm áp lực cạnh tranh gia tăng khi đối thủ cạnh tranh chịu mức thuế thấp hơn Việt Nam.

goài ra, lạm phát của Mỹ dự kiến sẽ tăng trở lại, khiến nhu cầu tiêu dùng vật dụng không thiết yếu, bao gồm sản phẩm nội thất gỗ, suy giảm, càng góp phần khiến sản lượng xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và của PTB nói riêng giảm mạnh trong giai đoạn 2025 – 2026.

Do vậy, mảng doanh thu gỗ năm 2025 – 2026 của PTB dự kiến sẽ giảm từ 3,6% – 9,6%, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của PTB. Đây chính là thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam nói chung và PTB nói riêng khi chính sách thuế quan của Mỹ chính thức có hiệu lực.

Link gốc

Nguồn: https://stockbiz.vn/tin-tuc/ptb-doi-mat-con-gio-nguoc/32498147

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *