Trong bối cảnh kinh doanh biến động không ngừng, chịu ảnh hưởng sâu rộng từ các yếu tố môi trường, xã hội, công nghệ và pháp lý, quản trị rủi ro đã và đang trở thành một trụ cột thiết yếu trong Quản trị Công ty (QTCT) hiện đại tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT VINARE, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Phát triển Thực hành Uỷ ban Kiểm toán của VIOD (ACAC) nhấn mạnh, Hội đồng Quản trị (HĐQT) luôn đóng vai trò then chốt trong việc định hướng và giám sát chiến lược quản trị rủi ro, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng phó linh hoạt và chủ động trước những rủi ro tiềm ẩn.
Để thực hiện được điều này, HĐQT cần chủ động nhìn nhận, đánh giá toàn diện và xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, thực hành cơ chế giám sát rủi ro hiệu quả. Đồng thời, HĐQT cần công bố minh bạch về vai trò của mình trong giám sát và đánh giá đối với hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần đảm bảo sự hoạt động ổn định, thúc đẩy phát triển bền vững và tạo dựng giá trị dài hạn cho cổ đông cũng như các bên liên quan.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các doanh nghiệp đang trong giai đoạn cao điểm của mùa Đại hội đồng cổ đông, khi mà cổ đông và các bên hữu quan đang rất quan tâm đến cách doanh nghiệp quản trị những tác động dư địa chính đang diễn ra hiện nay.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Ông Nguyễn Thế Mạnh, Giám đốc Tư vấn, Deloitte Việt Nam cho biết, theo các chuẩn mực quốc tế như Bộ Nguyên tắc QTCT G20/OECD 2023, HĐQT cần đóng vai trò trung tâm trong việc xem xét và đánh giá các chính sách và quy trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Nguyên tắc 7 của Bộ Nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất cũng khẳng định rõ rằng HĐQT có trách nhiệm tối hậu đối với khung quản lý rủi ro, cần giám sát việc hình thành và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và các bộ phận kiểm soát của công ty.
Trong khu vực ASEAN, đây cũng là một nội dung đang được đẩy mạnh thực thi và đánh giá. Trên thực tế, việc thành lập và tổ chức Ủy ban chuyên trách về quản trị rủi ro tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 2024, có 69 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam nằm trong danh sách tham gia đánh giá Thẻ điểm QTCT ASEAN – ACGS 2024 và chỉ có 24 doanh nghiệp trong số này có thành lập Ủy ban Quản trị rủi ro. Đa phần các doanh nghiệp này thuộc nhóm ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm – các lĩnh vực kinh doanh có rủi ro đặc thù và được coi trọng.
Hiện tại, cũng chưa có thống kê có bao nhiêu doanh nghiệp niêm yết có thành lập Ủy ban Quản trị rủi ro độc lập. Quan sát trên thị trường cho thấy, đa phần các doanh nghiệp gộp nhiệm vụ này vào Ủy ban kiểm toán.
![]() |
Thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tại 69 doanh nghiệp niêm yết tham gia ACGS 2024 |
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Mang đến những góc nhìn thực tiễn về quản trị rủi ro tại Việt Nam, ông Đỗ Lê Hùng – Thành viên HĐQT độc lập, Chủ tịch Uỷ ban Kiểm toán, Vinamilk, REE, An Gia Group, DHG, Sotrans Logistics chia sẻ, so với trước đây 5-10 năm, quy định từ cơ quan quản lý, văn hóa quản lý và thực tiễn quản trị rủi ro đã có những phát triển và thay đổi theo hướng tích cực.
Cụ thể, quy định pháp luật đã có những yêu cầu về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, bao gồm yêu cầu với HĐQT, ủy ban kiểm toán, kiếm toán nội bộ… Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt, nhân viên từng bước ý thức được tác dụng của quản lý rủi ro đối với quản lý hoạt động của công ty; nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư về con người, có bộ phận chuyên trách, nâng cao hiểu biết chuyên môn, kỹ năng quản lý rủi ro… Nhiều dịch vụ tư vấn, dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp về quản lý rủi ro cũng phát triển.
Tuy nhiên, cũng như quản trị công ty nói chung, quản lý rủi ro nói riêng còn những hạn chế bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chủ yếu. Lý do đầu tiên là từ nhận thức của người đứng đầu doanh nghiệp cũng như những nhân sự chủ chốt. Tiếp theo là năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của nhân sự còn hạn chế; yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; nhận thức và yêu cầu từ phía thị trường, cổ đông…
“HĐQT có ý nghĩa then chốt và quyết định tới chất lượng và hiệu quả của quản trị công ty nói chung và quản trị rủi ro nói riêng. Các yếu tố khác như quy định pháp lý, yêu cầu từ cổ đông hay năng lực nhân sự chuyên môn chỉ mang tính bổ sung nhiều hơn là có tính quyết định. HĐQT có đầy đủ thẩm quyền, đánh giá và năng lực để thực thi. Theo đó, những thay đổi hay cải tiến phải bắt đầu từ HĐQT và cụ thể hơn là những người có quyền lực thực tế trong bộ máy quản trị doanh nghiệp”, ông Hùng cho biết.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Theo các chuyên gia, HĐQT cần xác định rõ vai trò giám sát và định hướng chiến lược về quản trị rủi ro, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Trách nhiệm này đòi hỏi HĐQT phải thường xuyên cập nhật các thay đổi pháp lý, áp dụng những chuẩn mực quốc tế tốt nhất. Ngoài ra, các thành viên HĐQT cũng cần nâng cao hiểu biết về các rủi ro phi tài chính như ESG hay an ninh mạng, đồng thời đảm bảo rằng hoạt động giám sát rủi ro được minh bạch, có trách nhiệm và phản ứng kịp thời với các rủi ro tiềm ẩn.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/quan-tri-rui-ro-tai-cac-doanh-nghiep-niem-yet-hdqt-la-then-chot-post367580.html