Trước việc Mỹ đưa ra thuế đối ứng với Việt Nam, Becamex IDC buộc phải hoãn kế hoạch IPO. Ảnh: Lê Toàn
window.addEventListener(‘load’, function(){
if(typeof Web_AdsArticleAfterAvatar != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterAvatar, ‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleAfterAvatar’).style.display = “none”;}
});
Hoãn đấu giá thương vụ lớn Becamex IDC
Ngày 10/4/2025, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC – mã BCM) công bố nghị quyết của HĐQT về việc tạm hoãn đợt IPO để tăng vốn điều lệ.
Quyết định này đánh dấu thương vụ đấu giá cổ phần lớn nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam phải tạm hoãn, chỉ ít ngày sau khi các thông tin về thuế đối ứng được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố.
Tại nghị quyết này, HĐQT Becamex IDC quyết định tạm hoãn đợt chào bán nhằm đảm bảo lợi ích của Tổng công ty và cổ đông trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi cho đợt chào bán. HĐQT Becamex IDC sẽ xem xét, quyết định và triển khai đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ vào thời điểm khác phù hợp với lợi ích của Tổng công ty, cổ đông và theo quy định của pháp luật. Đồng thời, HĐQT sẽ thực hiện báo cáo việc tạm hoãn đợt chào bán cổ phiếu tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Theo kế hoạch được phê duyệt trước đó, Becamex IDC sẽ chào bán công khai 300 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá mở tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 28/4/2025. Giá khởi điểm là 69.600 đồng/cổ phiếu, nếu thành công, Công ty sẽ thu về 20.880 tỷ đồng.
Đây được dự đoán là một trong những thương vụ chào bán công khai lớn nhất trong lịch sử thị trường vốn Việt Nam. Theo cáo bạch, tổng số tiền thu được từ chào bán sẽ được Becamex IDC phân bổ cho việc đầu tư vào Khu công nghiệp Cây Trường và Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng tại Bình Dương; tăng vốn cho các công ty liên kết và tái cấu trúc tài chính (thanh toán các trái phiếu và khoản vay hiện tại, tổng giá trị 5.060 tỷ đồng).
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Thế nhưng, chỉ sau khi có thông tin thuế đối ứng, dưới sức ép của toàn thị trường, cổ phiếu BCM cũng không thoát khỏi cảnh giảm sàn. BCM giảm sàn 4 phiên giao dịch liên tiếp từ ngày 3/4/2025 đến ngày 9/4/2025, đưa giá cổ phiếu đang trên ngưỡng 75.000 đồng/cổ phiếu giảm xuống dưới mức 60.000 đồng/cổ phiếu. Kể cả sau khi có thông tin tạm hoãn áp thuế 90 ngày, BCM chỉ hồi phục được một phiên tăng trần, rồi lại quay đầu giảm mạnh trong 2 phiên 15-16/4/2025.
Đóng cửa phiên giao dịch 18/4/2025, cổ phiếu BCM về mức 54.000 đồng/cổ phiếu, giảm 28% so với trước khi có thông tin thuế quan và đã giảm 34% so với mức cao nhất trong 4 tháng đầu năm 2025 (BCM từng tăng lên mức 81.800 đồng/cổ phiếu hồi giữa tháng 3/2025). Mức giá hiện tại trên sàn thấp hơn nhiều so với mức giá khởi điểm chào bán 69.600 đồng/cổ phiếu, do đó, nếu đợt chào bán vẫn tiếp tục, thì khả năng không thành công là điều khó tránh khỏi.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng vào ngày 15/4, ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng giám đốc Becamex IDC cho biết, kế hoạch đấu giá công khai tạm hoãn do tác động bất lợi từ thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, Becamex IDC đề nghị Thủ tướng xem xét gia hạn thời gian giảm tỷ lệ vốn nhà nước, giúp Tổng công ty tận dụng thời điểm thị trường thuận lợi để huy động vốn hiệu quả. Becamex sẽ nhanh chóng triển khai trở lại khi điều kiện thị trường cải thiện.
Doanh nghiệp cần “ứng vạn biến”
Cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán, cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ và tiêu dùng nội địa, sẽ tạo động lực mới cho các đợt IPO trong trung và dài hạn.
Đã rất lâu, thị trường vốn Việt Nam mới lại có một thương vụ giá trị lớn để trông ngóng. Tuy nhiên, cũng như nhiều thị trường khác, sự kiện thuế quan đã làm thay đổi kỳ vọng thị trường.
Đợt hoãn đấu giá của Becamex IDC là một ví dụ ở thị trường Việt Nam. Trên thị trường toàn cầu, hàng loạt thương vụ IPO và mua bán – sáp nhập (M&A) cũng bị chặn đứng. Các chuyên gia quốc tế chia sẻ trên Bloomberg rằng, hy vọng năm 2025 là một năm bùng nổ cho các thương vụ đang nhanh chóng tan biến.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Chỉ một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, hàng loạt thương vụ mua lại và IPO đã bị đình trệ, gây thêm áp lực lên thị trường vốn đã gặp khó khăn từ đầu năm nay. Nền tảng bán vé Stubhub Holdings, gã khổng lồ fintech Klarna Bank AB, nền tảng giao dịch eToro Group đều tạm dừng các kế hoạch niêm yết, trong khi các đợt chào bán từ nhóm công nghệ MNTN Inc, Công ty bảo hiểm Ategrity Specialty Holdings cũng bị hoãn lại.
Một giám đốc điều hành cấp cao trong ngành IPO cho biết, họ dự kiến tất cả các đợt niêm yết sẽ bị trì hoãn ít nhất trong 2 tuần tới và các công ty khó có khả năng khởi động các buổi giới thiệu nhà đầu tư (roadshow) trong bối cảnh thị trường biến động.
Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, đây cũng là cơ hội. Mới đây, Prada SpA đã đàm phán mua lại Versace với giá khoảng 1,4 tỷ euro (1,6 tỷ USD). Đến khi thương vụ được công bố, do biến động của thuế quan, Prada chỉ phải chi trả 1,38 tỷ USD.
Một số thương vụ vẫn tiếp tục diễn ra cho thấy sự thận trọng, nhưng thị trường vẫn sẽ có cơ hội, đặc biệt ở những nhóm ngành không bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Tại thị trường Việt Nam, nhiều năm qua thiếu vắng các thương vụ lớn. Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital từng cho biết, việc thị trường thiếu vắng thương vụ IPO lớn thường được các nhà đầu tư nước ngoài cho là nguyên nhân làm giảm sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 2024, Việt Nam chỉ ghi nhận một thương vụ IPO. Năm 2025, nhiều tín hiệu từ các doanh nghiệp Việt cho thấy, tình hình thị trường có thể sôi động trở lại với các kế hoạch đấu giá, chào bán cổ phần mới, như kế hoạch đưa cổ phiếu CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) lên sàn HoSE của Tập đoàn Masan, chủ trương phát hành cổ phiếu ra đại chúng và niêm yết hai công ty con (CTCP Ống thép Hoa Sen và CTCP Nhựa Hoa Sen) của Tập đoàn Hoa Sen…
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Có thể nói, thị trường IPO Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng. Trong ngắn hạn, sự bất ổn từ thuế quan của Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư thận trọng hơn, dẫn đến sự chậm trễ hoặc điều chỉnh kế hoạch IPO. Tuy nhiên, với các nỗ lực ngoại giao, cải cách quy định và chiến lược chuyển đổi kinh tế, Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội.
Cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán, cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ và tiêu dùng nội địa, sẽ tạo động lực mới cho các đợt IPO trong trung và dài hạn. Đối với các nhà đầu tư, đây là thời điểm để cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng cũng là cơ hội để đặt cược vào sự phục hồi và tăng trưởng của một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-ipo-tim-co-hoi-trong-thach-thuc-post368109.html