Sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ cuối tháng 4, thị trường đã hồi phục tích cực ngay khi mở cửa phiên sáng 5/5 đón ngày vận hành hệ thống KRX. Tuy nhiên, dòng tiền nghỉ lễ chưa trở lại khiến giao dịch khá chậm, thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái phân hóa và tạm dừng phiên sáng với mức tăng nhẹ.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường vẫn diễn ra suôn sẻ và sắc xanh ngày càng lan rộng hơn trên bảng điện tử. Hầu hết các nhóm ngành đều giao dịch khởi sắc, ngoại trừ một vài nhóm nhỏ lẻ điều chỉnh nhẹ, đã giúp VN-Index duy trì đà tịnh tiến và đóng cửa với mức tăng gần 15 điểm, lên mốc 1.240 điểm.
Thị trường ghi nhận phiên giao dịch đầu tiên vận hành hệ thống KRX tăng điểm khá tốt và diễn biến khá thông suốt, ngoại trừ thời gian đầu phiên ở một số công ty chứng khoán, app và web có tình trạng giật lag, như không hiện thị dữ liệu khối lượng giao dịch…, nhưng tình trạng nhanh chóng được khắc phục. Tuy nhiên, niềm vui phiên đầu tiên của tháng 5 không đủ trọn vẹn khi thanh khoản thị trường chưa có dấu hiệu cải thiện, với tổng giá trị giao dịch toàn sàn HOSE chỉ đạt hơn 14.000 tỷ đồng, một phần do tâm lý giao dịch hệ thống mới, bên cạnh dòng tiền nghỉ lễ còn chưa nhập cuộc.
Chốt phiên, sàn HOSE có 220 mã tăng và 80 mã giảm, VN-Index tăng 13,75 điểm (+1,12%) lên 1.240,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 605,7 triệu đơn vị, giá trị 14.351,8 tỷ đồng, giảm 10,4% về khối lượng và 7,6% về giá trị so với phiên 29/4. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 28,6 triệu đơn vị, giá trị 846,2 tỷ đồng.
Nhóm VN30 khởi sắc khi chốt phiên tăng 10,7 điểm, với 19 mã tăng và chỉ còn 7 mã giảm. Trong đó, các mã giảm là HDB, LPB, VNM, FPT, PLX, SAB và VCB với biên độ chỉ trên dưới 1%.
Ngược lại, cổ phiếu tăng tốt nhất rổ này vẫn là thành viên nhà Vingroup, với VRE tăng 5,3% lên mức giá cao nhất trong ngày 24.900 đồng/CP và thanh khoản sôi động, đạt xấp xỉ 13,9 triệu đơn vị, cùng khối ngoại mua ròng gần 3,8 triệu đơn vị.
Tiếp theo cũng là các cổ phiếu trong nhóm bất động sản như GVR tăng 4,9%, BCM tăng 4,5%, VHM tăng 4,3%, cổ phiếu VIC hạ độ cao khi đóng cửa tăng 2,9%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, GEX vẫn là tâm điểm của thị trường. Đóng cửa, GEX tăng 7% lên mức giá trần 28.350 đồng/CP với thanh khoản vẫn duy trì vị trí thứ 3 toàn thị trường, đạt gần 19,2 triệu đơn vị.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Ngoài ra, loạt cổ phiếu trong nhóm điện, phân bón, cao su như GEG, PPC, BFC, VAF, CSV, CSM đều đóng cửa tăng kịch trần với thanh khoản sôi động.
Xét về nhóm ngành, dù VIC không giữ được đà tăng mạnh mẽ, nhưng nhóm bất động sản vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường bởi nhiều các mã khác trong nhóm đua nhau khởi sắc, như NLG tăng 5,3%, SZC tăng hơn 5%, KBC, HDC, KDH đều tăng hơn 3%…
Nhóm phân bón cũng đua nhau khởi sắc, bên cạnh BFC và VAF cùng tăng kịch trần, các mã khác như DGC tăng hơn 3%, DPM và DCM cùng tăng hơn 4%.
Nhóm thép tích cực hơn với HPG đảo chiều hồi phục nhẹ với mức tăng 0,8%, điểm sáng là HSG tăng sát trần khi đóng cửa tăng 6,2% lên mức 14.650 đồng/CP, còn NKG tăng 3,8%.
Nhóm chứng khoán không nằm ngoài xu hướng chung, tuy nhiên phần lớn chỉ tăng nhẹ, trong đó VIX vẫn là tâm điểm. Đóng cửa, VIX tăng 4,2% lên mức 12.450 đồng/CP và khớp lệnh gần 33,8 triệu đơn vị.
Ở nhóm ngân hàng, cổ phiếu đầu ngành VCB vẫn điều chỉnh nhẹ 0,35%, trong khi CTG, TCB, BID đều đã hồi phục trong biên độ hẹp. Cổ phiếu SHB cũng đảo chiều thành công, đóng cửa tăng nhẹ 0,8% lên mức 12.700 đồng/CP và thanh khoản vượt trội trên thị trường với hơn 59,6 triệu đơn vị khớp lệnh.
Trên sàn HNX, dù phần lớn thời gian thị trường tiếp diễn trạng thái giằng co nhưng giao dịch khởi sắc của các cổ phiếu HNX30 đã giúp HNX-Index hồi phục và khép lại ở mức cao nhất của phiên chiều.
Chốt phiên, sàn HNX có 85 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index tăng 0,87 điểm (+0,41%), lên 212,81 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 43,86 triệu đơn vị, giá trị 723,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 68,5 tỷ đồng.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Nhóm HNX30 đóng cửa tăng 5,1 điểm khi có tới 20 mã tăng và chỉ còn 6 mã điều chỉnh. Trong đó, PVI giảm mạnh nhất là 3,7%, tiếp theo LHC giảm 2,8%, TVD giảm 1,8%…
Ngược lại, các mã tăng tốt như PLC tăng 6,7%, LAS tăng 6,1%, DTD tăng 3,7%, IDC tăng 3,6%…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, SVN vẫn duy trì sức nóng, đóng cửa tăng 9,8% lên mức giá trần 6.700 đồng/CP và khớp lệnh 1,9 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, cổ phiếu chứng khoán SHS đã lấy lại mốc tham chiếu và vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất thị trường, đạt xấp xỉ 9,2 triệu đơn vị. Trong khi đó, các cổ phiếu khác trong nhóm chứng khoán như MBS tăng nhẹ 0,4% và khớp 2,16 triệu đơn vị, VFS tăng 2%, BVS tăng 1%, APS tăng 1,9%, EVS tăng 1,8%, HBS tăng 4,8%…
Ở nhóm cổ phiếu thép, VGS cũng trong không khí chung khi đóng cửa tăng 8,4% lên mức giá cao nhất trong ngày 24.500 đồng/CP và khớp 1,36 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường liên tục đổi sắc và đóng cửa ngay dưới mốc tham chiếu.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%) xuống 92,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 58,8 triệu đơn vị, giá trị 3.236,7 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 24,3 triệu đơn vị, giá trị 2.876,2 tỷ đồng, với riêng MCH thỏa thuận hơn 22,3 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.847 tỷ đồng.
Cổ phiếu trong nhóm hóa chất và phân bón là DDV đóng cửa tăng 4,1% lên mức giá cao nhất trong ngày 23.000 đồng/CP, thanh khoản thuộc top 3 mã dẫn đầu thị trường, đạt 3,33 triệu đơn vị.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Trong khi đó, 2 mã có thanh khoản dẫn đầu là HNG và BCR đạt 5,4-5,5 triệu đơn vị, lần lượt đóng cửa giảm 3,1% và giảm 5,6%.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng. Trong đó, VN30F2505 tăng 10,2 điểm, tương đương +0,8% lên 1.316,4 điểm, khớp lệnh hơn 90.440 đơn vị, khối lượng mở hơn 44.110 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, CVRE2406 có thanh khoản tốt nhất đạt 2,18 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 20,9% lên mức 1.560 đồng/cq. Tiếp theo đó, CVIB2501 khớp 1,71 triệu đơn vị, đóng cửa đứng tham chiếu tại 30 đồng/cq.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-khoi-sac-ngay-van-hanh-krx-post368679.html