Phản ứng của Việt Nam so với các thị trường khu vực
Giai đoạn 2019 – 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn chung biến động đồng pha với khu vực trong các sự kiện toàn cầu, nhưng phản ứng mạnh hơn khi đối mặt các cú sốc đặc thù nhắm riêng vào Việt Nam.
Với các cú sốc toàn cầu như căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc (5/2019, 8/2019), VN-Index phản ứng tương tự các thị trường châu Á. Trong phiên 6/5/2019, chỉ số giảm 1,66% – tương đương Philippines (giảm 1,3%) và thấp hơn Singapore (giảm 3%). Đầu tháng 8/2019, khi chiến tranh thương mại leo thang, VN-Index giảm chưa tới 1%, ít hơn so với KOSPI (giảm 2%) và Hang Seng (giảm 3%).
Trong các cú sốc riêng biệt như ông Donald Trump dự kiến áp thuế (6/2019), cáo buộc thao túng tiền tệ (12/2020), hay công bố mức thuế 46% (4/2025), VN-Index giảm mạnh so với khu vực, mất 1,5 – 14% giá trị trong vài phiên, trong khi các thị trường như Hàn Quốc, Thái Lan gần như đi ngang.
Tuy nhiên, tốc độ phục hồi của VN-Index thường nhanh hơn. Sau cú sốc tháng 5/2019, thị trường Việt Nam ổn định sau một tuần, trong khi nhiều thị trường khác mất nhiều thời gian hơn để lấy lại đà tăng.
![]() |
Bà Nguyễn Thu Bình, Quyền giám đốc Quản trị rủi ro, Công ty cổ phần Quản lý quỹ PVI |
Tựu trung, thị trường chứng khoán Việt Nam có độ mở ngày càng cao và diễn biến ngày càng hòa nhịp với thế giới, đặc biệt trước các sự kiện lớn như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc, nhưng vẫn có những yếu tố riêng nhạy cảm (như vấn đề thặng dư thương mại, tỷ giá) khiến thị trường biến động lệch pha (mạnh hơn hoặc yếu hơn) so với khu vực trong ngắn hạn. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải theo dõi sát tình hình quốc tế, đồng thời hiểu rõ bối cảnh đặc thù của Việt Nam để có phản ứng kịp thời và phù hợp.
Đo lường tác động ngắn hạn của sự kiện
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
Sử dụng mô hình nghiên cứu sự kiện (event study) sẽ giúp đánh giá xem một sự kiện cụ thể có tạo ra lợi suất bất thường trên thị trường hay không – tức mức chênh lệch giữa lợi suất thực tế và mức kỳ vọng nếu không có sự kiện.
Theo đó, tỷ lệ thay đổi của VN-Index trong 5 ngày sau mỗi sự kiện thương mại lớn từ năm 2019 đến nay như sau: sự kiện ngày 6/5/2019 (Mỹ tăng thuế với hàng Trung Quốc), VN-Index giảm 1,6% sau 5 ngày – mức giảm nhẹ, thị trường ổn định nhanh; sự kiện ngày 28/6/2019 (ông Donald Trump dự kiến áp thuế với Việt Nam), VN-Index tăng 1,83%, lấy lại hầu hết mức giảm trước đó; sự kiện ngày 2/8/2019 (Mỹ áp thuế lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc), VN-Index giảm 3,15% và tác động kéo dài hơn do tâm lý tiêu cực lan rộng; sự kiện ngày 17/12/2020 (Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ), VN-Index phục hồi 1,54%; sự kiện ngày 3/4/2025 (Mỹ công bố sẽ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam), VN-Index giảm 14,04% – mức giảm kỷ lục, phản ánh tâm lý hoảng loạn và đánh giá rủi ro nghiêm trọng; sự kiện ngày 10/4/2025 (hoãn thuế), VN-Index tăng 12,2%, cho thấy tâm lý thị trường đảo chiều nhanh khi có thông tin tích cực.
Phân tích hồi quy sâu hơn cho biết, không có mối liên hệ thống kê đáng kể giữa các cú sốc thương mại và xu hướng dài hạn của thị trường. Về dài hạn, VN-Index vẫn đi theo quỹ đạo tăng trưởng nội tại, các cú sốc chủ yếu gây nhiễu ngắn hạn.
Lưu ý, mô hình mở rộng (EGARCH) kiểm định biến sự kiện cho thấy, cú sốc năm 2025 làm thay đổi mặt bằng rủi ro nền, còn các cú sốc khác không tạo tác động lâu dài đến cấu trúc biến động của thị trường. Khi rủi ro mang tính hệ thống và kéo dài, nhà đầu tư và nhà quản lý cần có chiến lược phòng ngừa rủi ro, tăng cường dự báo biến động và quản trị danh mục linh hoạt hơn.
Chiến lược giao dịch và quản trị rủi ro
Sau cú sốc là sự ổn định” – thị trường sẽ luôn tìm lại được điểm cân bằng và phần thưởng sẽ thuộc về ai vững vàng vượt qua giông bão.
Các cú sốc chính sách thương mại như thuế quan từ Mỹ luôn gây biến động mạnh trên thị trường chứng khoán. Tuy không thể dự đoán chính xác, nhưng nhà đầu tư có thể chuẩn bị trước bằng những chiến lược quản trị rủi ro phù hợp.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, thứ nhất, cần đa dạng hóa danh mục, vì không phải mọi cổ phiếu đều phản ứng tiêu cực như nhau khi có tin xấu. Nắm giữ danh mục phân tán theo ngành nghề – bao gồm cả nhóm phòng thủ, cổ phiếu nội địa và xuất khẩu – sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tổng thể. Ví dụ, trong cú sốc ngày 2/8/2019, nhóm khu công nghiệp vẫn tăng giá nhờ kỳ vọng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Thứ hai, theo dõi tin tức quốc tế và phản ứng nhạy bén. Các phát ngôn của lãnh đạo Mỹ thường xuất hiện sớm trên truyền thông. Việc theo sát tin tức giúp nhà đầu tư chủ động điều chỉnh danh mục: giảm cổ phiếu nhạy cảm hoặc tận dụng giá rẻ để mua vào khi thị trường phản ứng thái quá.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Thứ ba, tuân thủ nguyên tắc dừng lỗ và chốt lời. Việc đặt trước ngưỡng cắt lỗ (ví dụ 7%) và giới hạn chốt lời giúp hạn chế tổn thất và bảo vệ thành quả. Đây là kỹ luật cơ bản nhưng thường bị bỏ qua trong lúc thị trường hoảng loạn.
Thứ tư, tận dụng cơ hội từ phản ứng quá đà. Thị trường Việt Nam nhiều lần giảm sâu tạm thời rồi hồi phục nhanh. Nhà đầu tư kinh nghiệm có thể xem đây là cơ hội bắt đáy, nhưng cần hiểu rõ giá trị cổ phiếu và kiên nhẫn chờ đợi, tránh hành động theo cảm xúc.
Thứ năm, quản lý danh mục linh hoạt. Khi thị trường tiềm ẩn biến động lớn (như trước thềm bầu cử Mỹ), có thể tăng tỷ trọng tiền mặt hoặc chuyển sang tài sản an toàn như vàng, trái phiếu. Khi thị trường ổn định, quay lại với cổ phiếu có định giá hợp lý.
Thứ sáu, rèn luyện tâm lý đầu tư. Cú sốc tâm lý thường nguy hiểm hơn bản thân tin tức. Việc duy trì bình tĩnh, tuân thủ chiến lược và không bị cuốn theo tâm lý đám đông là yếu tố giúp nhà đầu tư vượt qua thời điểm khó khăn.
Đối với nhà đầu tư tổ chức, sử dụng công cụ phòng vệ giá (hedging) sẽ giúp giảm tổn thất khi thị trường giảm sâu do chính sách bất ngờ như hợp đồng tương lai VN30, quyền chọn ngoại tệ USD/VND. Đồng thời, chuẩn bị trước các kịch bản thị trường, qua đó có hành động nhanh chóng khi rủi ro xảy ra thật. Nhà đầu tư có thể giao dịch theo thuật toán và tín hiệu định lượng, thuật toán giao dịch cho phép tổ chức phản ứng trong tích tắc: bán bớt cổ phiếu có beta cao khi rủi ro tăng, hoặc mua vào cổ phiếu rớt giá mạnh để giảm giá vốn. Điều này hạn chế tổn thất và tận dụng biến động để gia tăng hiệu quả đầu tư.
Về phía các doanh nghiệp niêm yết, công bố rõ tác động (nếu có) từ chính sách thuế đến hoạt động sản xuất – kinh doanh sẽ giúp duy trì niềm tin của cổ đông. Với doanh nghiệp xuất khẩu, nên đa dạng hóa thị trường (EU, Nhật Bản, Đông Nam Á…) và tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm rủi ro bị Mỹ áp thuế.
Dự báo và kịch bản tương lai
Nếu Mỹ mở rộng áp thuế với Trung Quốc, thị trường Việt Nam có thể chịu tác động lan truyền trong ngắn hạn – VN-Index giảm điểm cùng nhịp khu vực, đặc biệt ở các ngành xuất khẩu gián tiếp như cao su, hóa chất, điện tử. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể hưởng lợi dài hạn từ làn sóng dịch chuyển FDI, hỗ trợ nhóm cổ phiếu khu công nghiệp và logistics.
Trường hợp Mỹ áp thuế trực tiếp lên Việt Nam, VN-Index nhiều khả năng giảm sâu, các ngành như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Sau đó, thị trường nhanh chóng tìm được điểm cân bằng khi có tín hiệu đối thoại ngoại giao hoặc chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Nếu chủ nghĩa bảo hộ lan rộng trên toàn cầu, VN-Index có thể bước vào xu hướng giảm kéo dài, vì xuất khẩu và FDI có nguy cơ suy giảm.
Kịch bản tích cực là Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam đạt được các thỏa thuận thương mại mới, hàng rào thuế quan sẽ được gỡ bỏ, tạo cú huých cho thị trường. Khối ngoại có thể quay lại mạnh mẽ, cổ phiếu xuất khẩu phục hồi, VN-Index có khả năng vươn lên mặt bằng mới.
Biến động có thể sẽ tiếp diễn, nhưng với nền tảng kinh tế ổn định và khả năng phục hồi đã được chứng minh, thị trường chứng khoán Việt Nam có cơ sở để duy trì xu hướng tích cực về dài hạn. Với nhà đầu tư dài hạn, những cú sốc ngắn hạn có thể mang lại cơ hội tích lũy cổ phiếu chất lượng ở mức giá hấp dẫn.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thich-nghi-sau-moi-cu-soc-post368314.html