Định giá thấp
Theo số liệu từ WiChart, hệ số giá/giá trị sổ sách (P/B) của 27 ngân hàng đang niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán đạt 1,51 lần vào cuối quý I/2025, tăng 1% so với thời điểm cuối năm 2024. Trong đó, có khoảng 10 ngân hàng có P/B nhỏ hơn hoặc bằng 1, tức là đang được giao dịch dưới giá trị sổ sách.
Cụ thể, ABBank (ABB) là ngân hàng có P/B thấp nhất, ở mức 0,58 lần tại ngày 31/3/2025. Theo báo cáo tài chính quý I/2025, giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu ABB ở thời điểm 31/3/2025 là 13.870 đồng, trong khi giá chốt phiên ngày 31/3/2025 chỉ là 7.900 đồng/cổ phiếu. Tiếp theo là VietABank (VAB) với P/B ở mức 0,63 lần. Cụ thể, chốt phiên 31/3/2025, thị giá của VAB ở mức 10.500 đồng/cổ phiếu, trong khi giá trị sổ sách là 16.949 đồng/cổ phiếu.
KienlongBank (KLB) là cổ phiếu được định giá thấp thứ ba, với P/B là 0,7 lần vào cuối quý I/2025. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu KLB là 18.906 đồng, trong khi thị giá là 11.700 đồng/cổ phiếu. Các ngân hàng khác cũng đang có mức P/B thấp hơn 1 gồm có: VBB (VietBank), MSB, OCB, SHB, TPB (TPBank), BAB (Bac A Bank), còn VPB (VPBank) nhỉnh hơn 1 một chút.
Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cho biết, giá cổ phiếu OCB đang bị định giá thấp so với các cổ phiếu khác cùng ngành với mức chiết khẩu khoảng 35%. Tuy nhiên, ông Tuấn thẳng thắn thừa nhận rằng, khi kết quả kinh doanh chưa đạt kỳ vọng, thì giá cổ phiếu cũng sẽ bị tác động.
Theo Chủ tịch OCB, Ngân hàng đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe tài chính, tình hình kinh doanh để tạo niềm tin với cả cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng. Theo đó, kết thúc quý I/2025, quy mô tài sản của OCB tăng 3% so với đầu năm, đạt mức 289.067 tỷ đồng. Dư nợ thị trường 1 đạt 184.388 tỷ đồng, với sự đóng góp đáng kể từ nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Lợi nhuận trước thuế đạt 893 tỷ đồng, hoạt động cốt lõi giữ đà tăng trưởng tốt. Năm nay, OCB đặt mục tiêu đạt 5.338 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Ở chiều ngược lại, chỉ có một số ít ngân hàng có P/B trên 2 lần, gồm Vietcombank (VCB), LPBank (LPB) và NCB (NVB). Trong đó, NCB có mức tăng P/B ấn tượng, khoảng 26% so với đầu năm, cao thứ hai toàn ngành, sau SHB. Theo báo cáo tài chính quý I/2025, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của NCB ở mức 10.003 đồng, trong khi thị giá của NCB đóng cửa phiên 31/3/2025 là 11.600 đồng/cổ phiếu.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle’).style.display = “none”;} });
![]() |
HDBank được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng tín dụng 31,2% trong năm 2025 |
Một số khác có mức P/B tương đương với mức trung bình ngành như BIDV (BID), Techcombank (TCB), Sacombank (STB), VietinBank (CTG), HDBank (HDB)…
Với HDBank, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank cho hay, Ngân hàng không chỉ tự hào về những con số, như mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, tổng tài sản đang hướng tới 1 triệu tỷ đồng, mà quan trọng hơn, là niềm tin vào tương lai phát triển vững chắc. Theo bà Thảo, HDBank luôn hoạt động vì sự minh bạch, nền tảng tạo dựng niềm tin với cổ đông và nhà đầu tư. Đây chính là tài sản vô giá để HDBank không ngừng thu hút nhà đầu tư, nâng cao vị thế trên thị trường và tạo ra giá trị bền vững cho tất cả cổ đông.
“Nếu cổ đông bỏ 1 đồng vốn vào HDBank lúc IPO, thì cuối năm 2024, số tiền này tăng tới 4,4 lần. Đó cũng chính là phần thưởng, niềm hạnh phúc cho HĐQT khi mà chúng ta có thể mang đến những giá trị tốt nhất, bền vững nhất cho cổ đông của mình, bên cạnh tăng trưởng lợi nhuận”, bà Thảo nhấn mạnh.
Bà Thảo cho biết thêm, năm 2025, HDBank đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 27% so với thực hiện 2024, ROE kỳ vọng đạt 26,2%, ROA đạt 2,15%. Kết thúc quý đầu năm nay, Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.355 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. ROE đạt 29,62%, thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.
Triển vọng tích cực
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle1 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle1’).style.display = “none”;} });
Cổ phiếu ngân hàng ở Việt Nam đang giao dịch ở mức P/B 1,3 lần với dự phóng cho năm 2025, cùng tỷ lệ ROE dự phóng ở mức 16%. Mức P/B này đang thấp hơn gần 2 độ lệch chuẩn so với mức P/B trung bình quá khứ 5 năm của ngành ngân hàng.
Ông Michael Kokalari, CFA, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô, Nghiên cứu thị trường Vinacapital.
Trong năm 2024, cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá vượt trội so với VN-Index và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng tốt trong 2025, nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh hơn và mức định giá thấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, mức tăng của nhóm này sẽ không đồng đều, mà sẽ có sự phân hóa rõ nét do những khác biệt lớn về định giá, chất lượng tài sản và tăng trưởng lợi nhuận.
Cụ thể, tính từ đầu năm 2025, STB và MBB là hai mã nổi bật nhất, mỗi mã phá kỷ lục giá 14 lần, với mức tăng giá lần lượt 26,8% và 18,4% (tính đến phiên 25/6). Tuy nhiên, mức tăng ấn tượng lại là KLB (+63%), VAB (+57%), SHB (+45,5%), TCB (+38%), EIB (+23,8%).
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cổ phiếu vua chưa thể trở lại sau khi chịu ảnh hưởng chung từ cú sốc thuế quan hồi tháng 4.
Giới phân tích cho rằng, sự phân hóa xuất phát từ kết quả kinh doanh chưa đồng đều. Nhiều ngân hàng đối mặt với khó khăn trong mở rộng tín dụng, xử lý nợ xấu và phục hồi NIM. Dự báo, đến cuối năm 2025, khi tín dụng bất động sản khởi sắc, NIM có thể cải thiện, giúp sóng cổ phiếu “vua” đồng đều hơn. Bên cạnh triển vọng cải thiện kết quả kinh doanh cuối năm, kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là chất xúc tác quan trọng cho nhóm cổ phiếu này.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối nghiên cứu và phát triển khách hàng cá nhân, Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, nhóm ngân hàng là nhóm sẽ được ưu tiên nhờ vị thế vốn hóa lớn. Hiện nhiều ngân hàng vẫn còn chưa lấp đầy room, nhưng khi dòng vốn ngoại đi theo câu chuyện nâng hạng sẽ có thể làm kín room.
Theo đánh giá của VIS Rating, từ ngày 19/5/2025, 3/4 ngân hàng tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém (HDB, MBB, VPB) được áp dụng room ngoại mới cho nhà đầu tư lên 49% giúp các ngân hàng này huy động vốn mới từ nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ tăng trưởng tài sản mạnh mẽ. Sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không chỉ bơm vốn, mà còn nâng cao quản trị rủi ro và khả năng tiếp cận nguồn vốn quốc tế thời gian tới.
Ngoài ra, theo phương án tái cơ cấu, các ngân hàng này nhận được ưu đãi từ Ngân hàng Nhà nước, bao gồm hạn mức tín dụng cao hơn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn và hỗ trợ thanh khoản.
window.addEventListener(‘load’, function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle2 != ‘undefined’){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2, ‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’);}else{document.getElementById(‘adsWeb_AdsArticleMiddle2’).style.display = “none”;} });
Công ty Chứng khoán VCBS kỳ vọng HDBank sẽ có mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2025 ở mức 31,2%, cao hơn trung bình ngành. Áp lực giảm NIM sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành nhờ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cải thiện, tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) và vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung. Đáng chú ý, thông tin được nới room ngoại lên 49% từ ngày 19/5 sẽ là điểm cộng cho cổ phiếu HDB trong việc thu hút nhà đầu tư.
Theo ông Michael Kokalari, CFA, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô, Nghiên cứu thị trường Vinacapital, cổ phiếu ngân hàng ở Việt Nam đang giao dịch ở mức P/B 1,3 lần với dự phóng cho năm 2025, cùng tỷ lệ ROE dự phóng ở mức 16%. Mức P/B này đang thấp hơn gần 2 độ lệch chuẩn so với mức P/B trung bình quá khứ 5 năm của ngành ngân hàng (trong khi đối với nhà đầu tư nước ngoài, những ngân hàng có ROE 16% có thể được giao dịch với mức P/B trên 2 lần).
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/trien-vong-co-phieu-vua-co-hoi-khong-chia-deu-post372487.html